Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc để làm gì?

HÀ NỘI (Sputnik) - Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ hôm nay 2/12 đến 4/12.
Sputnik

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh đặc biệt

Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Việc đón Bộ trưởng Ngoại giao các nước thăm chính thức là hình thức ngoại giao trực tiếp cao nhất mà Trung Quốc đang triển khai trong bối cảnh nước này vẫn theo đuổi chiến lược "Zero Covid".
Về phía Việt Nam, chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước tiếp tục duy trì xu thế phát triển ổn định.
Từ sau Phiên họp lần thứ XIII , Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc đến nay, tiếp xúc cấp cao và các cấp được duy trì với hình thức linh hoạt: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 9/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc (tháng 11/2021).
Ông Tập Cận Bình muốn tiếp tục làm Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc, Việt Nam bình luận ra sao?
Bên cạnh đó, ĐCS Trung Quốc cũng vừa tổ chức xong Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao vào tháng 11/2021, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Chủ tịch Tập Cận Bình muốn tiếp tục 'phá vỡ thông lệ' để giữ vị trí Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc:
"Thành tựu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc giành được rất to lớn và ấn tượng. Hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giành được thành tựu to lớn hơn trên con đường phía trước, tiếp tục cống hiến hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới".
Bà Hằng nói rõ thêm:

“Việt Nam mong rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ duy trì hợp tác và đối thoại, phát huy vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực cũng như trên thế giới. Duy trì hợp tác và tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình”.

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt-Trung sẽ có thêm nhiều triển vọng mới?

Ở thời điểm hiện tại, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư 2 quốc gia Việt-Trung vẫn tiếp tục tăng trưởng. Kim ngạch 10 tháng năm 2021 đạt 133,65 tỷ USD (vượt kim ngạch của cả năm 2020), tăng 29,23%.
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông đã chính thức vận hành thương mại. Hai bên tiếp tục trao đổi các biện pháp tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại dành cho Việt Nam, nhất trí sớm tổ chức họp Nhóm công tác về thuận lợi hóa thương mại.
Có hay không việc công nhân Việt Nam ở Serbia bị chủ lao động Trung Quốc bóc lột?
Hợp tác phòng chống dịch Covid-19 đạt nhiều kết quả tích cực thông qua việc Việt Nam đã tiếp nhận 3,5 triệu liều vaccine do Trung Quốc viện trợ và 20 triệu liều vaccine Chính phủ đặt mua thương mại. Hai bên duy trì trao đổi về quản lý biên giới trên bộ, triển khai một số cơ chế đàm phán vấn đề trên biển.
Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước vẫn còn một số vấn đề tồn tại như việc một số mặt hàng của Việt Nam chưa vào được thị trường Trung Quốc do các quy định ngặt nghèo về phòng dịch.
Tiêu biểu như việc Trung Quốc chuẩn bị áp dụng thêm một số quy định mới về kiểm tra thực phẩm, nông sản từ tháng 1/2022. Tình hình Biển Đông không xảy ra sự cố lớn song vẫn diễn biến phức tạp.
Đồng thời Việt Nam - Trung Quốc sẽ thúc đẩy các cơ chế đàm phán, hợp tác đạt tiến triển thực chất, trong đó có hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm, phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ cũng như đẩy nhanh hoàn thiện để ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.
Thảo luận