Lào là bàn đạp mới trong chính sách “ngoại giao đường sắt” của Trung Quốc

Trung Quốc đã tiến gần hơn đến việc triển khai dự án mạng lưới đường sắt đa quốc gia kết nối Côn Minh và các nước ASEAN. Các đối thủ của Trung Quốc không thể cản trở chính sách “ngoại giao đường sắt” của nước này.
Sputnik

Đường sắt cao tốc Côn Minh-Viêng Chăn chính thức khai trương ngày 3/12

Tuyến đường sắt cao tốc dài 1.035 km, trong đó đoạn đường sắt Côn Minh-Viêng Chăn dài 418 km ở Lào. Các chuyến tàu sẽ có tốc độ vận hành tối đa 160 km/h, chở khách du lịch và doanh nhân từ Trung Quốc đến Lào trong vòng chưa đầy một ngày. Đoạn đường sắt ở Lào với 21 nhà ga sẽ phục vụ nhu cầu giao thương của các vùng nông nghiệp. Lào hy vọng tuyến đường sắt này sẽ cung cấp cơ hội tốt để hồi sinh nền kinh tế nhờ khả năng tiếp cận đường biển để giao thương, kết nối Lào với thị trường Trung Quốc và châu Âu.
Đối với các khu vực phía tây và phía nam của Trung Quốc, dự án này là cơ hội tốt để tiếp cận các cảng và thị trường xuất khẩu của Thái Lan, Malaysia và Singapore, vì tuyến đường sắt Côn Minh-Viêng Chăn là một trong những đoạn đường sắt trong mạng lưới giao thông tương lai sẽ kết nối Trung Quốc với các quốc gia này. Trong nhiều sơ đồ minh họa chính sách ngoại giao đường sắt của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, đường sắt cao tốc Côn Minh-Singapore trong tương lai được kết nối với các nhánh dẫn đến Việt Nam và Myanmar.
Đường sắt cao tốc Côn Minh-Viêng Chăn chính thức khai trương ngày 3/12
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Wang Qin từ Viện Nanyang thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), nhận định rằng, việc khai trương và vận hành tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế to lớn đối với việc tăng cường hợp tác nhiều mặt của Trung Quốc với ASEAN.
Thái Lan đã đánh giá cao cơ hội phát triển thương mại của mình ngay sau khi Trung Quốc và Lào khởi công dự án xây dựng tuyến đường sắt nối liền 2 nước, - chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Bà Fomicheva nhắc nhở rằng, vào mùa hè năm 2017, chính phủ Thái Lan đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Bangkok với Côn Minh:

“Đoạn đường sắt ở Thái Lan từ tỉnh Nakhon Ratchasima đi về phía bắc theo hướng biên giới với Lào, đến Nong Khai để gắn kết với Lào. Đây là một dự án chiến lược rất quan trọng đang được thực hiện bởi Tổng công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc và tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan. Sau đó, một nhánh đường sắt sẽ đến Bangkok và kết nối với ba sân bay chính ở miền nam đất nước".

Trung Quốc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, các toa tàu mới, công nghệ và nguồn nhân lực. Bắc Kinh cũng đề nghị tài trợ. Về phần mình, Thái Lan cung cấp dịch vụ thu hồi đất và vật liệu xây dựng. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, Trung Quốc sẽ vận hành tuyến đường sắt này trong ba năm và chuyển giao các kỹ năng quản lý cho người Thái. Tuyến đường sắt này có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc không chỉ về mặt vận chuyển hàng hóa đến khu vực này và trên thế giới, mà còn về mặt chính trị. Nó biểu thị sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc trong khu vực ASEAN.
Tròn 45 năm hợp tác Việt Nam - Thái Lan, từ mối quan hệ ngoại giao đến đối tác chiến lược
Một số phương tiện truyền thông phương Tây và khu vực, đặc biệt là của Mỹ, đưa ra cảnh báo rằng, Lào là một nạn nhân rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc với rủi ro khá cao. Tuy nhiên, cả Lào và Thái Lan đều nhận thức rõ lợi ích của họ khi hợp tác với Trung Quốc, chuyên gia Elena Fomicheva cho biết:

“Lập trường của Mỹ là dễ hiểu, họ cũng muốn bằng cách nào đó củng cố vị thế của mình ở khu vực sông Mekong. Về mặt tài chính, sự phụ thuộc của Lào đang ngày càng gia tăng. Nhưng, có chú ý đến việc người dân Lào đồng ý với điều này, có nghĩa là Lào hiểu rõ rằng họ sẽ nhận được cổ tức đáng kể từ dịch vụ hậu cần, thương mại, từ các công nghệ và việc làm mới. Đây là con đường dẫn đến sự phát triển, tiến bộ. Ở Thái Lan cũng vậy, lúc đầu cũng có lo ngại về khoản nợ với Trung Quốc, nhưng cuối cùng điều này không ngăn cản sự hợp tác, vì các tính toán kinh tế cho thấy rõ lợi ích đáng kể từ các dự án chung".

Trung Quốc đang khai thác thành công thị trường đường sắt ở Malaysia

Tập đoàn xây dựng của Trung Quốc - China Communications Construction Company (CCCC) hợp tác với chủ sở hữu Dự án đường sắt East Coast Rail Link (ECRL) đang xây dựng một tuyến đường sắt từ Port Klang, trung tâm giao thông lớn nhất của Malaysia vào Top 20 cảng lớn nhất thế giới, thành phố thủ phủ của bang Selangor, đến bang Kelantan ở phía đông bắc bán đảo Malaysia.
Việt Nam nói gì về khả năng Malaysia loại Myanmar khỏi hội nghị thượng đỉnh ASEAN?
Vào ngày 2/12, tại buổi lễ đánh dấu việc hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt đi qua bang Selangor, Thống đốc Selangor Amirudin Shari lưu ý rằng, địa điểm xây dựng đường sắt này đã được lựa chọn thật chính xác. Ông nói, đường sắt sẽ mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội cho đất nước. Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Datuk Seri Wee Ka Siong của Malaysia đánh giá cao trình độ chuyên nghiệp và sự hợp tác chặt chẽ của công ty Trung Quốc với các đối tác Malaysia. Ông lưu ý rằng, trong quá trình xây dựng, các bên thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận