https://kevesko.vn/20210806/tron-45-nam-hop-tac-viet-nam---thai-lan-tu-moi-quan-he-ngoai-giao-den-doi-tac-chien-luoc-10907244.html
Tròn 45 năm hợp tác Việt Nam - Thái Lan, từ mối quan hệ ngoại giao đến đối tác chiến lược
Tròn 45 năm hợp tác Việt Nam - Thái Lan, từ mối quan hệ ngoại giao đến đối tác chiến lược
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đánh giá nhìn lại chặng đường 45 năm quan hệ Việt - Thái. Từ mối quan hệ Ngoại giao đã nâng cấp... 06.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-06T10:56+0700
2021-08-06T10:56+0700
2021-08-06T10:56+0700
việt nam
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/06/10907166_0:283:3008:1975_1920x0_80_0_0_2b7bbcd945141fab9dba1975f19d04de.jpg
Tròn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – TháiNgày 6/8/1976, trên cơ sở bốn nguyên tắc được nêu trong Thông cáo chung nhân chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Bhichai Rattakul tới Việt Nam, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao.Đến tháng 10/1978, quan hệ hai nước có bước khởi đầu rất tốt đẹp sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới Thái Lan.Đầu những năm 1990, vượt qua thử thách của một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, quan hệ hai nước nồng ấm trở lại. Hai bên đã nối lại các chuyến thăm cấp cao, trong đó phải kể đến sự kiện Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Thái Lan tháng 10/1993 và chuyến thăm của Thái tử Maha Vajiralongkorn (nay là Nhà Vua Rama X) tới Việt Nam tháng 11/1992.Mái nhà chung Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp thêm động lực cho quan hệ song phương Việt Nam-Thái Lan mở rộng và phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức khu vực này vào ngày 28/7/1995. Sau thời điểm đó, quan hệ hai bên không ngừng được vun đắp, ngày càng tăng cường và củng cố về mọi mặt.Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đánh giá, mặc dù trải qua những thăng trầm do biến động tại khu vực và mỗi nước, song quan hệ Việt Nam-Thái Lan vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ, củng cố. Đến nay đã phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực.Từ mối quan hệ ngoại giao đã được 2 bên đã nâng cấp lên mối quan hệ Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Thái Lan tháng 6/2013 và hiện có hơn 50 hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực cùng 13 cặp tỉnh/thành kết nghĩa và đặt quan hệ hữu nghị.Đại sứ Phan Chí Thành nhấn mạnh Thái Lan là quốc gia duy nhất mà Chính phủ Việt Nam có cơ chế họp nội các chung rất hiệu quả, với sự chủ trì của hai thủ tướng và tất cả các thành viên chính phủ hai nước tham dự. Các giá trị về văn hóa, đời sống xã hội của hai bên đang ngày càng thâm nhập, đan xen sâu sắc, tạo sự gắn kết bền chặt giữa nhân dân hai nước.Mekong là khu vực đặc biệt trong mối quan hệViệt Nam và Thái Lan hợp tác chặt chẽ và luôn ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong ASEAN và các cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong.Thái Lan hiện là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ chín trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 12,3 tỷ USD và nhiều năm qua là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu song phương giữa Việt Nam-Thái Lan đạt khoảng 17,5 tỷ USD trong năm 2019 và xấp xỉ 16 tỷ USD trong năm ngoái.Trong sáu tháng đầu năm nay, bất chấp tình hình dịch bệnh COVID-19, kim ngạch thương mại song phương ước đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Cả 2 bên đang đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 25 tỷ USD vào năm 2025.Bên cạnh đó, Đại sứ Phan Chí Thành cho biết, do có sự gần gũi về địa lý là đường bay thuận tiện, sự tương đồng về văn hóa, xã hội, ẩm thực nên hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch diễn ra sôi động. Thái Lan và Việt Nam nằm trong nhóm 12 thị trường du lịch hàng đầu của nhau. Lượng khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam đứng thứ 10 trong số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và đứng thứ tư trong nhóm các nước ASEAN.Ngoài ra, hơn 100.000 người Thái gốc Việt sinh sống ở Thái Lan là cầu nối quan trọng cho tình hữu nghị hai nước. Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định:
https://kevesko.vn/20210126/hoc-gia-thai-lan-nhan-xet-ve-su-phat-trien-cua-viet-nam-nhan-su-kien-dai-hoi-xiii-9987733.html
https://kevesko.vn/20210803/asean-my-han-quoc-ban-ve-bien-dong-mekong-myanmar-va-vaccine-covid-19-10894237.html
https://kevesko.vn/20210618/thu-truong-bo-ngoai-giao-viet-nam-de-nghi-asean-luu-tam-den-vung-mekong-10678539.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/06/10907166_177:0:2908:2048_1920x0_80_0_0_2a94dad03269473f2fbdd0e6d953f925.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, chính trị
Tròn 45 năm hợp tác Việt Nam - Thái Lan, từ mối quan hệ ngoại giao đến đối tác chiến lược
HÀ NỘI (Sputnik) – Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đánh giá nhìn lại chặng đường 45 năm quan hệ Việt - Thái. Từ mối quan hệ Ngoại giao đã nâng cấp lên thành Đối tác chiến lược tại ASEAN.
Tròn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Thái
Ngày 6/8/1976, trên cơ sở bốn nguyên tắc được nêu trong Thông cáo chung nhân chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Bhichai Rattakul tới Việt Nam, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đến tháng 10/1978, quan hệ hai nước có bước khởi đầu rất tốt đẹp sau chuyến thăm chính thức của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới Thái Lan.
Đầu những năm 1990, vượt qua thử thách của một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, quan hệ hai nước nồng ấm trở lại. Hai bên đã nối lại các chuyến thăm cấp cao, trong đó phải kể đến sự kiện Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Thái Lan tháng 10/1993 và chuyến thăm của Thái tử Maha Vajiralongkorn (nay là Nhà Vua Rama X) tới Việt Nam tháng 11/1992.
Mái nhà chung Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (
ASEAN) tiếp thêm động lực cho quan hệ song phương Việt Nam-Thái Lan mở rộng và phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức khu vực này vào ngày 28/7/1995. Sau thời điểm đó, quan hệ hai bên không ngừng được vun đắp, ngày càng tăng cường và củng cố về mọi mặt.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đánh giá, mặc dù trải qua những thăng trầm do biến động tại khu vực và mỗi nước, song quan hệ Việt Nam-Thái Lan vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ, củng cố. Đến nay đã phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực.
Từ mối quan hệ ngoại giao đã được 2 bên đã nâng cấp lên mối quan hệ Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Thái Lan tháng 6/2013 và hiện có hơn 50 hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực cùng 13 cặp tỉnh/thành kết nghĩa và đặt quan hệ hữu nghị.
Đại sứ Phan Chí Thành nhấn mạnh Thái Lan là quốc gia duy nhất mà Chính phủ Việt Nam có cơ chế họp nội các chung rất hiệu quả, với sự chủ trì của hai thủ tướng và tất cả các thành viên chính phủ hai nước tham dự. Các giá trị về văn hóa, đời sống xã hội của hai bên đang ngày càng thâm nhập, đan xen sâu sắc, tạo sự gắn kết bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Mekong là khu vực đặc biệt trong mối quan hệ
Việt Nam và Thái Lan hợp tác chặt chẽ và luôn ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong ASEAN và các cơ chế hợp tác
Tiểu vùng sông Mekong.
Thái Lan hiện là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ chín trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 12,3 tỷ USD và nhiều năm qua là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu song phương giữa Việt Nam-Thái Lan đạt khoảng 17,5 tỷ USD trong năm 2019 và xấp xỉ 16 tỷ USD trong năm ngoái.
Trong sáu tháng đầu năm nay, bất chấp
tình hình dịch bệnh COVID-19, kim ngạch thương mại song phương ước đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Cả 2 bên đang đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 25 tỷ USD vào năm 2025.
Bên cạnh đó, Đại sứ Phan Chí Thành cho biết, do có sự gần gũi về địa lý là đường bay thuận tiện, sự tương đồng về văn hóa, xã hội, ẩm thực nên hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch diễn ra sôi động. Thái Lan và Việt Nam nằm trong nhóm 12 thị trường du lịch hàng đầu của nhau. Lượng khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam đứng thứ 10 trong số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và đứng thứ tư trong nhóm các nước ASEAN.
Ngoài ra, hơn 100.000 người Thái gốc Việt sinh sống ở Thái Lan là cầu nối quan trọng cho
tình hữu nghị hai nước. Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định:
"Đây là cộng đồng rất nhân văn, đáng trân trọng, hội nhập tốt vào sở tại, được Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Thái Lan thừa nhận và ủng hộ. Quan hệ Việt Nam và Thái Lan ngày càng tốt đẹp đã tạo điều kiện cho kiều bào trên toàn Thái Lan an tâm, hòa nhập, ổn định cuộc sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội sở tại, đồng thời là cầu nối quan trọng gắn kết tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc".