"Nhiều hành động hiện đang được thực hiện trong dự án Ấn Độ - Thái Bình Dương, chúng cũng có thể gây ra một số loại hành động đáp trả. Và điều này có thể ảnh hưởng đến một quá trình rất quan trọng đối với khu vực, như quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Theo hiểu biết của tôi, nhiều hành động, bao gồm cả việc thành lập khối AUKUS, có thể kích động một số hành động khác mà đơn giản là sẽ phá hoại quá trình đàm phán, khiến nó không thể thực hiện được", - ông nói trong bài phát biểu tại Hội nghị châu Á lần thứ 12 của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai.
"Và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sau một thời gian, trong tương lai gần, các bên khác vốn không tham gia vào việc xây dựng các quy tắc nhất định cho toàn bộ một khu vực hoặc tiểu vùng sẽ đưa ra dự thảo quy tắc của họ cho Biển Đông trên một cơ sở khác, nhưng với tầm nhìn của riêng họ. Logic diễn biến của các sự kiện giờ đây cho thấy điều này là có thể", - ông nói.
Nga lo ngại về tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Nga đã không ít lần bày tỏ quan ngại về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Hoa Kỳ và các đồng minh đang đưa ra các hình thức tương tác nhằm kiềm chế các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Nga coi việc Hoa Kỳ, Anh và Úc lập ra AUKUS, quy định chuyển giao các tàu ngầm hạt nhân cho Canberra, là ngang hàng với các các hành động gây bất ổn của các nước phương Tây trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.