Có thể bảo tồn Liên Xô như một liên minh hoặc theo mô hình Trung Quốc?

Việc bảo tồn Liên bang Xô-viết 30 năm trước lẽ ra đã là có thể, nếu thực hiện những động thái cải cách nhất định, thành lập một liên minh hiệp ước, đổi mới Đảng Cộng sản Liên Xô. Hoặc là xây dựng theo điển hình Trung Quốc với nền kinh tế phát triển. Đó là nhận định từ các đại diện và cộng sự thân cận của chính quyền Liên Xô tối cao.
Sputnik
Thỏa thuận về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) do các vị lãnh đạo của Belarus, CHXHCN Xô-viết Nga và Ukraina ký kết vào ngày 8 tháng 12 năm 1991 tại Viskuli (dinh thự của Chính phủ Belarus ở Belovezhskaya Pushcha). Văn kiện này đã đi vào lịch sử với tên gọi «Thỏa thuận Belovezhskiy».

Sự sụp đổ của hệ thống

Không hề có điều kiện nào cho sự sụp đổ, nhưng Liên bang Xô-viết đã bị phá hủy một cách có chủ ý bởi những kẻ bất tài đang nắm quyền, - Chủ tịch cuối cùng của Hội đồng tối cao CHXHCN Xô-viết Nga, ông Ruslan Khasbulatov nói với Sputnik. Theo lời ông, đây là sự cố ý phá hoại Nhà nước, bởi không hiện hữu một điều kiện tiên quyết thực sự nào dự báo việc này, còn bản thân Liên Xô lẽ ra đã có thể thích ứng với những thay đổi.
Mỹ nghi ngờ Putin muốn khôi phục Liên Xô
«Bất kỳ hệ thống xã hội nào cũng có khả năng thay đổi và thích ứng, khả năng đó là vô tận. Và khi người ta nói rằng chủ nghĩa xã hội là nguyên thể cố định bất di bất dịch không thay đổi, thì đó chỉ là thiếu hiểu biết về quy luật xã hội học, thiếu hiểu biết về quy luật của những hệ thống xã hội lớn. Liên Xô đã tự nó sụp đổ hay sao? Không, tất nhiên, hệ thống này không thể tự huỷ, tự cáo chung. Nó rất to lớn, kỳ vĩ và hoành tráng. Nó là ngọn hải đăng thắp sáng hy vọng cho bao nhiêu triệu con người. Vì vậy, tất nhiên, nó đã bị phá hủy một cách chủ tâm, lại không phải bởi bọn thủ ác nào đó, mà chỉ đơn giản là những kẻ nhu nhược tầm thường không đủ năng lực, ngẫu nhiên nắm được quyền cao chức trọng», - ông nói.
Cựu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ryzhkov cũng tuyên bố với hãng thông tấn rằng đất nước hồi đó thực sự tồn tại không ít vấn đề, nhưng với cách tiếp cận đúng đắn, vẫn có thể giải quyết được và giữ nguyên vẹn Nhà nước thống nhất hùng cường.
«Đến những năm 1970, nền kinh tế kế hoạch hoá đã trở nên lạc hậu, chúng ta ngủ quên trong thắng lợi mà bỏ lỡ sự phát triển của phương Tây, lẽ ra chúng ta phải nghe thấy hồi chuông báo động gióng lên để thức tỉnh bắt nhịp với toàn thế giới. Và đảng cũng có vấn đề: đảng Cộng sản Liên Xô lẽ ra phải được đổi mới, vốn từng là chính đảng tiến bộ, còn sau đó cấp thượng tầng đã trở thành quan liêu. Và trên làn sóng này đã tìm thấy thế lực bên trong giúp cho sự tan rã của đất nước vĩ đại», - ông Ryzhkov tin chắc như vậy.
Ông cho rằng nếu như cải tổ-perestroika đi theo con đường đúng đắn cả về kinh tế và chính trị, thì Liên Xô sẽ được bảo toàn. Theo lời ông, vào thời kỳ đầu của cải tổ-perestroika, những vấn đề tồn đọng trong nước càng lộ rõ - cả kinh tế cũng như lĩnh vực chính trị.
Đâu là yếu tố then chốt dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô?

«Lẽ ra bây giờ chúng ta có thể giống như Trung Quốc - với nền kinh tế phát triển, với sức mạnh cường quốc được bảo toàn... Cần tiến hành cải cách, trước hết là cải cách trong kinh tế: không đứng bên lề thành tựu tiến bộ khoa học-công nghệ, thay đổi mối liên hệ tương hỗ giữa doanh nghiệp và người lao động. Đảng cũng cần đổi mới, bởi ban lãnh đạo đảng đã xa rời quần chúng. Nhưng cần phải làm việc một cách bình tĩnh, có phương pháp, giống như Trung Quốc đang phát triển ngày nay. Họ đã mất 40 năm để phấn đấu hiện đại hóa và tiến đến trình độ hiện tại. Còn chúng ta khi ấy đã lúng túng, lúc thì ôm lấy thứ này, rồi lại cầu đến thứ khác hoặc ngả sang thứ khác nữa», - ông Ryzhkov nói.

Ảo tưởng về SNG hay «liên minh không có Gorbachev»

Từ sự tan rã của Liên Xô có nhiều điểm trừ tiêu cực hơn là điểm cộng tích cực, và lẽ ra có thể tránh được kết cục đổ vỡ, - ông Pavel Palazhchenko, phiên dịch riêng kiêm phụ trách cơ quan báo chí của Tổng thống Liên Xô đầu tiên Mikhail Gorbachev cho biết.

«Theo nhãn quan ​​của tôi tất nhiên Liên Xô lẽ ra có thể được duy trì. Đề xuất sau cùng của Gorbachev về một liên minh đã là khả thi, tôi nghĩ vậy. Chí ít thì lực lượng vũ trang cũng bảo đảm khả năng này, và không cần phải giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân, vấn đề của hải quân, và v.v…Có thể tìm ra phương án nào đó. Một số nước Cộng hoà, như tôi thấy, có bảy hay tám nước, đã sẵn sàng ký vào hiệp ước liên minh. Vì thế tôi không chắc rằng đổ vỡ là tất yếu. Về mặt lịch sử, mọi thứ dường như không thể tránh khỏi. Nhưng trên thực tế luôn có những phương án. Và dù sao chăng nữa, một liên minh nào đó sẽ bảo tồn được lực lượng vũ trang hùng hậu, là phương án tốt hơn cả, đặc biệt là khi chúng ta nhìn lại điều này sau 30 năm», - ông Palazhchenko nói với Sputnik.

Điện Kremlin phản ứng trước tuyên bố rằng ông Putin nỗ lực tái tạo Liên Xô
Theo lời ông, ban đầu SNG được nhiều người dân và lãnh đạo các nước coi là dạng «Liên minh không có Gorbachev», và ảo tưởng này cho phép chuyển đổi nhẹ nhàng hơn sang hình thái Nhà nước mới. Tưởng như Nga sẽ giữ được cả sức mạnh quân sự, cả ảnh hưởng toàn cầu mà Liên Xô từng có, nhưng tiếc thay điều đó đã không xảy ra», - phiên dịch riêng kiêm Thư ký báo chí của Tổng thống Liên Xô nhận xét.
«Còn quan trọng nhất, đương nhiên, là mọi người đều hy vọng đạt thành công nhanh chóng về cải cách kinh tế. Cả điều này cũng không thành hiện thực. Do vậy, nếu ta xét ưu và nhược điểm từ sự tan rã của Liên Xô thì rõ ràng nhiều điểm hạn chế tiêu cực hơn», - ông Palazhchenko kết luận.
Mikhail Sergeyevich Gorbachev

Ngã rẽ lịch sử

Tháng 12 năm 2021 đánh dấu mốc kỷ niệm 30 năm ngày Liên Xô chính thức tan rã. Trên thực tế, Liên Xô không còn tồn tại từ ngày 25 tháng 12 năm 1991, khi trong một bài phát biểu trước nhân dân toàn Liên bang, Mikhail Gorbachev tuyên bố chấm dứt hoạt động của ông ở cương vị Tổng thống Liên Xô. Trước đó đã có thỏa thuận do các nhà lãnh đạo của Nga, Belarus và Ukraina ký kết vào ngày 8 tháng 12. Văn kiện tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô và thành lập SNG. Việc ký kết văn bản này diễn ra sau các sự kiện từ giữa những năm 1980 trên lãnh thổ Liên Xô cũ. Những thay đổi trong đời sống kinh tế và chính trị của đất nước rộng lớn dẫn đến mâu thuẫn ngày càng sâu khó hoá giải giữa chính quyền trung ương và các nước Cộng hòa trong liên bang vốn đang tranh đấu hướng tới nền độc lập. Đến năm 1990, tất cả các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô đã thông qua tuyên ngôn về Nhà nước chủ quyền, thiết lập những đặc quyền ưu tiên trong luật pháp của họ cao hơn luật pháp của Liên bang.
Thỏa thuận được ký kết tại Belovezhskaya Pushcha không chừa chỗ cho hình thức cấu trúc Nhà nước liên minh trên lãnh thổ Liên Xô. Dù tiếp theo sự kiện ký kết này, có tuyên bố của Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev coi hành động của các lãnh đạo ba nước Cộng hòa nêu trên là vi hiến. Bản thân các thành viên tham gia Thoả thuận Belovezhskiy thì phản bác cáo buộc về tội phá hủy Liên Xô. Ngày 10 tháng 12 năm 1991, «Thỏa thuận Belovezhskiy» có sự phê chuẩn từ Hội đồng tối cao của Ukraina và Belarus, đến ngày 12 tháng 12 – Xô-viết tối cao của CHXHCN Nga cũng phê chuẩn. Ngày 21 tháng 12 năm 1991, tại Alma-Ata (Kazakhstan), các nhà lãnh đạo của 11 trong số 15 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (trừ Litva, Latvia, Estonia và Gruzia) đã ký vào Nghị định thư thoả thuận thành lập SNG ngày 8 tháng 12, theo đó Azerbaijan, Armenia, Moldova, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan đã gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập với tư cách là các thành viên sáng lập bình đẳng.
Đảng Cộng sản Liên Xô cũng chấm dứt sự tồn tại. Đồng thời, hầu hết các cơ quan Chính phủ của Liên bang Xô-viết ngừng hoạt động.
Thảo luận