Nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kiện Bộ và Blinken về "hội chứng Havana"

MATXCƠVA (Sputnik) - Một nhân viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người bị cho là mắc phải "hội chứng Havana", đã kiện bộ và người đứng đầu bộ phận này là Antony Blinken về hành vi phân biệt đối xử với người khuyết tật, đây là vụ kiện đầu tiên chống lại chính phủ được biết đến, CNN dẫn nguồn là các tài liệu cho biết.
Sputnik
Đơn kiện viết rằng, năm 2017 tại Quảng Châu, Trung Quốc, nhân viên an ninh thuộc phái đoàn ngoại giao Mark Lenzi và gia đình bị "đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chảy máu cam, mất ngủ và mất trí nhớ". Lenzi cho biết căn hộ của một nhân viên Bộ Ngoại giao khác có các triệu chứng tương tự đã được tới kiểm tra, người này sau đó được sơ tán khỏi đất nước vì lý do y tế. Tuy nhiên, đơn kiện cáo buộc rằng thiết bị được sử dụng để phát hiện vi sóng đã "lỗi thời, không hoạt động bình thường." Một trong những nhân viên này nói với Lenzi rằng cuộc khảo sát được thực hiện "chỉ để cho qua chuyện".
Chuyên gia pháp y phân tích hai giả thiết chính về «Hội chứng Havana» ở các nhà ngoại giao Mỹ
Theo CNN, Lenzi đã tự nguyện chuyển khỏi căn hộ của mình ở Quảng Châu và gửi email cho các đồng nghiệp cảnh báo họ về mối đe dọa có thể xảy ra đối với sức khỏe và sự an toàn của họ. Đơn kiện lưu ý rằng vì bức thư này, Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Lenzi đi kiểm tra tâm thần.
Năm 2018 anh và vợ đã được kiểm tra tổn thương não, kết quả cho thấy họ có những triệu chứng tương tự như khi bị ảnh hưởng bởi năng lượng được điều hướng, họ được phép sơ tán về Hoa Kỳ vì lý do y tế. Tại Hoa Kỳ, Lenzi được chẩn đoán chính thức bị tổn thương não mắc phải. "Rất có thể Lenzi đã được thăng chức nếu không phải do cơ quan quản lý phân biệt đối xử và trả đũa", - đơn kiện viết.

Sự xuất hiện của "hội chứng Havana"

Các biểu hiện của "hội chứng Havana" được ghi nhận thấy ở một số nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba vào năm 2016 và 2017, cũng như ở Trung Quốc vào năm 2018. Những nhà ngoại giao này được cho là phải chịu tác động từ những hiệu ứng âm thanh gây ảnh hưởng lâu dài đến sức
khỏe. Trên các phương tiện truyền thông Mỹ thường thường vẫn có những cáo buộc cho rằng chính Nga đã tiến hành "các cuộc tấn công bằng âm thanh".
Bộ Ngoại giao Nga gọi những cáo buộc đó là "điều hoàn toàn vô lý và những lời bịa đặt kỳ dị".
Dân Mỹ hô hào trả thù Nga vì các trường hợp «hội chứng Havana»
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông Mỹ trước đó cũng đưa tin có hơn 20 trường hợp người ốm tương tự như mắc "Hội chứng Havana" trong số các nhà ngoại giao, sĩ quan tình báo và các nhân viên công chức khác của Mỹ ở Vienna kể từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Dự kiến các cơ quan tình báo Mỹ sẽ hoàn thành điều tra về các "cuộc tấn công" gây ra hội chứng này trong năm nay, nhưng theo các nguồn tin, thời gian có thể được điều chỉnh và trong kế hoạch cũng sẽ không có báo cáo công khai.
Thảo luận