Động thái bán lại Cầu Đất Farm của 'ông chủ' The Coffee House

HÀ NỘI (Sputnik) - Vào 3 năm trước (2018), 'ông chủ' Seedcom của chuỗi cửa hàng The Coffee House đã khiến thị trường F&B Việt Nam dậy sóng khi tuyên bố đã mua lại mảng cà phê của Cầu Đất Farm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vừa bán lại Cầu Đất Farm cho Nova Group và buông bỏ hoàn toàn khỏi mảng nông nghiệp.
Sputnik

'Nghiên cứu trồng trọt đã hoàn thành nhiệm vụ'

Theo đó, Cầu Đất Farm vừa được Seedcom bán lại cho Nova Group hoặc cụ thể hơn là Nova Consumer – 'tay chơi' mới trong mảng F&B với tiềm lực mạnh trong năm 2021.
Cách đây chưa lâu, Nova cũng thông báo về việc mua lại thương hiệu cà phê PhinDeli (đã mở 3 quán to đẹp tại trung tâm TP.HCM) cũng như nhận quyền chuỗi cà phê quốc tế Gloria Jean’s Coffee. Trên wesite của mình, PhinDeli cũng tiết lộ vùng nguyên liệu của họ là ở Cầu Đất - Đà Lạt - Lâm Đồng.
Cà phê xuất khẩu đang chịu "thiệt thòi", Việt Nam có sớm lấy lại được vị thế?
Thông tin về vụ chuyển nhượng này, đại diện Seedcom cho hay:
"Hoạt động chuyển giao Cầu Đất Farm cho Nova Comsumer nằm trong chiến lược One Seedcom. Cầu Đất Farm với vai trò thử nghiệm - nghiên cứu trồng trọt đã hoàn thành nhiệm vụ. Mô hình du lịch canh nông đang phát triển tốt nhưng không nằm trong danh mục ưu tiên của Seedcom, nên được chuyển giao cho đối tác thích hợp".
Tuy nhiên việc chuyển giao lại Cầu Đất Farm cho doanh nghiệp khác không phải là hành động nhất thời mà đã nằm trong chiến lược One Seedcom New Retail Ecosystem trong năm 2021.
Mô hình du lịch canh nông đang phát triển tốt nhưng không còn nằm trong danh ưu tiên của Seedcom, việc nghiên cứu trồng trọt Cầu Đất Farm đã hoàn thành nhiệm vụ nên được chuyển giao cho đối tác thích hợp.
Với mục tiêu tái cấu trúc lại các danh mục đầu tư, Seedcom sẽ tập trung hơn vào các giải pháp hỗ trợ bán lẻ kiểu mới và công nghệ bán lẻ bằng cách tận dụng nền tảng công nghệ, cắt giảm các danh mục đầu tư không còn phù hợp.
Các sản phẩm cà phê hạt rang của The Coffee House đã và vẫn sẽ tiếp tục lấy nguồn từ những vùng trồng cà phê chất lượng cao như Cầu Đất, Đắc Lắc, Ethiopia, Ecuador...
"Màn trả thù ngọt ngào": Vợ "vua cafe Việt" ra mắt quán King Coffee đầu tiên
Sự tham gia của Nova Consumer - công ty con từ Nova Group với tiềm lực tài chính mạnh mẽ cùng kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch - sẽ là động lực mới góp phần phát triển vùng Cầu Đất nói chung và Cầu Đất Farm nói riêng.

"Nơi đây rồi sẽ không chỉ còn là vùng nguyên liệu trà - cà phê cho The Coffee House, PhinDeli, nhiều thương hiệu Việt Nam khác mà còn là một điểm đến hấp dẫn các bạn trẻ, kích cầu du lịch nội địa với hình thức du lịch canh nông", đại diện Seedcom cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo đại diện Seedcom, họ không thể tiết lộ được số cổ phần đã bán cho Nova Consumer cũng như giá trị thương vụ. Ngược lại, đại diện của Nova Consumer cũng từng tiết lộ:
"Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường cà phê vốn khốc liệt, Nova Consumer Group lựa chọn cho mình con đường cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao".

Quyết định dễ hiểu của Seedcom khi không thể chen chân vào mảng 'nông nghiệp'

Năm 2018, lúc mua lại Cầu Đất Farm, mục tiêu của Seedcom là để sản xuất nguyên liệu trà – cà phê cho The Coffee House, cũng như rau củ quả cho chuỗi KingFood Mart; đồng thời có chất liệu tốt để làm thương hiệu cho mảng F&B trong danh mục đầu tư.
Cụ thể thời điểm đó, The Coffee House (TCH) cho biết công ty đã mua bộ phận cà phê của công ty Cầu Đất Farm ở Đà Lạt. Theo đó, TCH sẽ sở hữu trang trại cà phê tại Cầu Đất cùng xưởng chế biến và kho trữ lạnh cà phê.
Tin nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh rời The Coffee House gây xôn xao
Trang trại TCH có diện tích khoảng 33 hecta, sản lượng cà phê tươi đạt khoảng 200 tấn mỗi năm, dự kiến mức sản lượng sẽ vượt mức 250 tấn đến hết năm 2018, và đạt 400 tấn trong năm 2019. Người sáng lập Nguyễn Hải Ninh của The Coffee House cho biết:
"Đây là mùa đầu tiên chúng tôi sử dụng hạt Arabica mà TCH tự gieo trồng. Đây là gặt hái của 3 năm trước, ngay từ những quán cà phê đầu tiên, TCH đã cùng Cầu Đất Farm trồng, chăm bón cho vụ mùa này".
Ông Ninh cũng cho hay, cà phê tại TCH được trồng và sản xuất theo các nguyên tắt gắt gao: bảo tồn chất lượng đất và môi trường; hái chín, chọn lọc bằng tay với tỉ lệ trên 95%; sơ chế sạch và ngay sau khi hái.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mảng nông nghiệp không hề dễ khai thác. Việc chuyển nhượng lại Cầu Đất Farm có thể nói là do nguyên nhân khác liên quan đến chiến lược và doanh thu The Coffee House.
Cầu Đất Farm rõ ràng được mua dưới thời của nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh cùng với những mục tiêu phát triển của ông, hiện tại chuỗi cửa hàng này đã thuộc về Seedcom nên việc công ty chủ quản định hình lại mục tiêu và chiến lược phát triển cũng không có gì lạ.
Đồng thời, việc Seedcom quyết định buông mảng nông nghiệp và diện tích khoảng 33 hecta ở Đà Lạt để toàn lực tập trung vào công nghệ và bán lẻ là quyết định dễ hiểu.
Thảo luận