Theo các tác giả bài báo, trên quãng đường dài hàng nghìn km theo vòng cung từ bắc xuống nam, Nga có thể triển khai lực lượng mặt đất lên tới 200 nghìn người.
"Lực lượng cơ động trên bộ sẽ phối hợp với các đơn vị trinh sát được tổ chức dày đặc kết hợp với đội hình tấn công mạnh mẽ", - các tác giả nhận xét.
Theo các nhà phân tích, "tổng lực lượng" có thể bao gồm tới 100 đội pháo phản lực, trong đó có các hệ thống như BM-30 Smerch, trong khi đó các sân bay, sở chỉ huy và hạ tầng vật chất kỹ thuật của Ukraina có thể bị hệ thống tên lửa Iskander tấn công. Ngoài ra, trên không quân đội Nga có khả năng sử dụng máy bay không người lái, máy bay thông thường và có thể là cả các loại đạn bay chờ loại mới.
"Trong khi đó, hệ thống phòng không kết hợp các tổ hợp S-400 và S-500 sẽ bảo vệ các đội hình tấn công và cơ động của Nga tránh các đòn tấn công bằng tên lửa và máy bay của Ukraina ở mọi cấp độ - chiến thuật, tác chiến và chiến lược", - hai tác giả Beebe và Macgregor cảnh báo.
Theo họ vì lý do này nên máy bay của Ukraina hoặc NATO rất dễ bị phát hiện và tiêu diệt.
Các tác giả bài báo chỉ ra rằng chính quyền của ông Joe Biden không đề ra phương án can thiệp quân sự trực tiếp trong trường hợp Ukraina bị "xâm lược".
“Và như vậy là phải - vì Mỹ khó có thể chống lại được trên chiến trường. Mặc dù chúng ta có thể sử dụng tốt các máy bay chiến đấu tiên tiến ở Ukraina, nhưng họ sẽ phải đối mặt với các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga và khả năng áp chế điện tử khổng lồ. Ưu thế trên không của Mỹ - cốt lõi cho các chiến dịch quân sự của chúng ta chống lại các nước yếu hơn sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh - lại không hữu hiệu ở Ukraina”, - tác giả viết.
Do đó, các chuyên gia cho rằng khả năng quân đội Ukraina chống cự được trong chiến dịch này là "rất đáng nghi ngờ".
“Trong những điều kiện đó, khá hợp lý khi nhận định rằng lực lượng mặt đất của Nga sẽ đạt được các mục tiêu trong chiến dịch của họ trên sông Dnepr chỉ trong vòng 72-96 giờ đồng hồ”, - các chuyên gia kết luận.