Sau khi Hoa Kỳ và Liên bang Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, hiệu quả của thỏa thuận sẽ giảm mạnh: diện tích quan sát sẽ giảm khoảng 80%, giảm số lượng lần thực hiện nhiệm vụ bầu trời mở được lên kế hoạch cho năm 2022, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết và nhấn mạnh Hoa Kỳ - nước khởi xướng "hủy bỏ" hiệp ước bầu trời mở, chịu mọi trách nhiệm về sự đổ vỡ thương lượng.
Hiệp ước bầu trời mở
Hiệp ước bầu trời mở được ký kết vào năm 1992 và trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Văn bản có hiệu lực từ năm 2002 và cho phép các quốc gia thành viên công khai thu thập thông tin về lực lượng và hoạt động quân sự của nhau. Cho đến gần đây, 34 quốc gia là thành viên tham gia hiệp ước.
Tại thời điểm này vẫn chưa rõ hành động tiếp theo của Belarus, vốn thuộc thành phần của nhóm duy nhất với Nga trong khuôn khổ hiệp ước. Minsk nhấn mạnh rằng quyết định về việc Belarus tiếp tục hay không tham gia vào "bầu trời mở" sẽ được phân tích kỹ lưỡng và quyết địnhvới sự tham vấn của Moskva. Belarus sẽ quyết định như thế nào, vấn đề này hiện giờvẫn chưa được công bố chính thức.
Ý kiến chuyên gia
Không nên hy vọng rằng Hiệp ước bầu trời mở sẽ không còn tồn tại sau khi Liên bang Nga và Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận này, Andrei Baklitsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga, chuyên gia tư vấn của Trung tâm PIR nêu ý kiến.
"Hạn ngạch sẽ được phân bổ lại, các chuyến bay tiếp theo sẽ được thực hiện, nhưng tất nhiên, ý thức về điều này đối với tất cả thành viên tham gia sẽ giảm đi đáng kể. Có thể, sẽ có thể tìm thấy một số điểm cụ thể, ví dụ, các chuyến bay qua Ukraina. Trong định dạng nào đó, nó có thể tiếp tục tồn tại, nhưng rất tiếc, nó sẽ không còn đóng góp vào việc tăng cường an ninh châu Âu", - chuyên gia nhận định.