Quan hệ Nga-Trung: Không phải là đồng minh, nhưng vượt qua mức này về sức mạnh và hiệu quả

Trong quan hệ Nga-Trung, các giá trị truyền thống vẫn là các giá trị quan trọng nhất và có tính chi phối lâu dài so với những mối quan hệ kiểu “ăn xổi ở thì”. Đặc biệt là khi người Nga và người Trung Quốc đã tìm được tiếng nói chung của họ đối với các vấn đề an ninh toàn cầu và trật tự thế giới mới.
Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có cuộc gặp mặt trực tuyến hôm 15/12 vừa qua. Lần gặp nhau gần đây nhất của hai nhà lãnh đạo diễn ra vào tháng 6 năm nay, cũng dưới hình thức trực tuyến. Cuộc gặp lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong quan hệ Nga và phương Tây cũng như vấn đề Ukraina, nên gây sự chú ý rất lớn của truyền thông quốc tế và dư luận thế giới.
Những chủ đề gì là đặc sắc nhất được đề cập tới trong cuộc gặp mặt nói trên? Xin giới thiệu với bạn đọc bài phân tích của Sputnik với bình luận của một số chuyên gia quan hệ quốc tế Việt Nam.

Trong quan hệ Nga-Trung những giá trị truyền thống vẫn là những giá trị quan trọng nhất

Trong cuộc gặp mặt trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu rằng, sự phát triển của quan hệ Nga-Trung là hình mẫu thực sự của hợp tác liên quốc gia trong thế kỷ 21.
Chào ông Tập Cận Bình và gọi là “người bạn quý”, Tổng thống Nga nói:
“Tôi rất vui khi có cơ hội trao đổi trực tiếp với ngài. Điều này cho phép chúng ta thảo luận kỹ lưỡng về sự phát triển của mối quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược Nga-Trung. Tôi coi những mối quan hệ này là một hình mẫu thực sự của hợp tác liên quốc gia trong thế kỷ 21”.
Để hiểu được nhận định này của Tổng thống Nga, chúng ta cùng xem xét quan hệ “tam giác Mỹ - Nga - Trung” và quốc tế.
Người Trung Quốc dự đoán Ukraina sẽ gặp "rắc rối lớn" sau cuộc hội đàm giữa Putin và Tập Cận Bình
Theo ý kiến của chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng, quan hệ “tam giác Mỹ - Nga - Trung” luôn là vấn đề được cả thế giới quan tâm, không chỉ trong Chiến tranh lạnh trước đây mà cả khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên, nó không phải là một tam giác đều.
“Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, Nga hiện nay (cũng như Liên Xô trước đây) chưa bao giờ là đồng minh của Mỹ nhưng Nga và Trung Quốc đã từng là đồng minh thân thiết từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1960. Còn việc Trung Quốc “chơi con bài Mỹ” trong suốt 4 thập kỷ qua cũng chỉ là thủ pháp có tính chiến thuật”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn cho phóng viên Sputnik.
Trong quan hệ Nga-Trung, các giá trị truyền thống vẫn là các giá trị quan trọng nhất và có tính chi phối lâu dài so với những mối quan hệ kiểu “ăn sôi ở thì”. Đặc biệt là khi người Nga và người Trung Quốc đã tìm được tiếng nói chung của họ đối với các vấn đề an ninh toàn cầu và trật tự thế giới mới.
“Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất trong quan hệ Nga – Trung so với quan hệ Mỹ - Trung, kể cả khi quan hệ Mỹ - Trung ở mức độ “ấm áp” nhất trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng đưa ra bình luận, trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Theo nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Hồng Long, lời tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy mức độ “tin cậy chiến lược” của Nga và Trung Quốc đã đạt đến một điểm cao mới.
Putin và Tập Cận Bình phản ứng mạnh mẽ với «Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ»
“Tuyên bố của ông Putin còn là sự khẳng định đối với một sự kiện rất quan trọng trước đó: Vào ngày 28/6/2021, hai lãnh đạo Liên bang Nga và Trung Quốc đã thỏa thuận gia hạn Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác Nga – Trung được ký kết từ năm 2001 thêm 20 năm nữa.
Vậy là Tổng thống Nga lại có thêm một lời cảnh báo cho Mỹ và phương Tây rằng mọi hành động và thủ đoạn của họ nhằm “chọc gậy bánh xe”, chia rẽ quan hệ Nga – Trung đều là vô ích và chắc chắn sẽ thất bại”, - Nhà phân tích Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.

Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, đối thoại Nga-Trung đạt mức cao chưa từng có

Ông Ushakov, trợ lý của Tổng thống Vladimir Putin đã nói rằng, tại cuộc gặp gỡ trực tuyến, hai nhà lãnh đạo tuyên bố rằng đối thoại giữa hai nước đã đạt mức cao chưa từng có. Theo cách nói của ông Tập Cận Bình, mặc dù quan hệ song phương “không phải là đồng minh”, nhưng thậm chí đã vượt qua mức này “về sức mạnh và hiệu quả”.
Hai ông Putin và Tập Cận Bình tuyên bố rằng AUKUS làm suy yếu cân bằng hạt nhân
Theo quan điểm của những chuyên gia quốc tế Sputnik phỏng vấn, với lăng kính “không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” Mỹ và phương Tây cũng không thể hiểu được mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Trung Quốc trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
“Người Mỹ và phương Tây thường giải nghĩa hai chữ “đồng minh” theo cách nghĩ về một liên minh quân sự giữa hai nước trở lên để chống lại một hay nhiều quốc gia khác. Trong khi đó thì quan hệ Nga – Trung từ đầu thế kỷ XX cho thấy yếu tố hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội chứ không chỉ về quân sự và bây giờ còn là hợp tác về tài chính và tiền tệ, kỹ thuật và công nghệ, văn hóa và giáo dục. Đó mới là những nền tảng vững chắc nhất cho các mối quan hệ chính trị và quân sự về lâu về dài”, - Nhà phân tích Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Cũng theo chuyên gia Hồng Long, tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với quan hệ Trung – Nga tuy không phải là đồng minh nhưng lại vượt trội về sức mạnh và hiệu quả đã gây bối rối cho các nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Mỹ và phương Tây. Đơn giản là quan hệ ấy đã vượt ra ngoài nhận thức của chính giới Mỹ và phương Tây cũng như nằm ngoài sự hiểu biết của báo giới các nước này.
Màn hình máy tính về đàm phán cầu truyền hình trực tiếp của Tổng thống Nga Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nga – Trung Quốc lấy hợp tác thay cho đối đầu

Một chủ đề khác là việc thành lập khối AUKUS (Mỹ, Anh, Australia). Theo các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc, AUKUS phá hoại cân bằng hạt nhân và làm căng thẳng hơn tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cả Nga và Trung Quốc đã đánh giá tiêu cực về việc thành lập các liên minh mới như Bộ tứ Ấn Độ - Thái Bình Dương và liên minh Mỹ - Anh - Úc (AUKUS). Vì sao Nga và Trung Quốc có cùng quan điểm trong đánh giá vấn đề này?
Không khó để chính giới và báo giới Mỹ và phương Tây coi hai các cuộc đàm phán thượng đỉnh Mỹ - Nga và Mỹ - Trung vừa qua là thất bại của ông Joe Biden với lý do: Việc Mỹ gia tăng sức ép đối với Nga ở Đông Âu và gia tăng sức ép với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương đã đẩy hai đối thủ lớn nhất của Mỹ xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá có tính bề nổi.
Điện Kremlin tiết lộ chủ đề đàm phán giữa các ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình
Trong một thế giới mà xu thế hòa bình, ổn định đang trở nên chi phối mặc dù nguy cơ chiến tranh nóng vẫn còn thì việc lập ra các “liên minh bộ tứ” (QUAD) và “khối AUKUS” không chỉ là những động thái hăm dọa các nước khác, gây bất ổn an ninh toàn cầu mà còn là một bước phiêu lưu vô ích, tốn kém, chỉ chuốc lấy phản ứng bất lợi từ các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nga và Trung Quốc thừa hiểu rằng những liên minh kiểu như QUAD hay AUKUS chỉ có thể đe dọa những quốc gia nhỏ, có tiềm lực kinh tế - quốc phòng mỏng yếu chứ không thể uy hiếp được các cường quốc hạt nhân lớn như họ. Ngay cả đối với NATO thì nhiều chính khách và học giả châu Âu, bằng các nghiên cứu khoa học đã phơi bày tính “vô tích sự” của liên minh quân sự này. Chẳng qua là vì người Mỹ luôn có các động thái khiêu khích trước cũng như bộ máy truyền thông Mỹ luôn mô tả và thổi phồng về sự đe dọa của “con gấu Nga”, cho nên, cũng dễ hiểu vì sao một số giới chính khách diều hâu cũng như những chính khách Đông Âu mắc “bệnh sợ Nga” đến mức “mãn tính” đã vịn vào đó để ra sức duy trì, tân trang và nâng cấp NATO.
“Nga và Trung Quốc thì lại có cách hiểu khác khi họ cùng nhau lên án việc Mỹ mở rộng NATO và lập thêm các liên minh quân sự mới. Đó là phương châm lấy phát triển kinh tế thay cho chạy đua vũ trang, lấy đầu tư vào sản xuất kinh doanh thay cho sản xuất súng đạn, lấy hợp tác về kinh tế-văn hóa-xã hội thay cho liên minh để uy hiếp và buộc các nước khác phải “chọn phe”. Chính nhận thức chung về tư duy phát triển, lấy hợp tác thay cho đối đầu, lấy đàm phán thay cho đe dọa sử dụng vũ lực đã làm cho Nga và Trung Quốc tìm được tiếng nói chung trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, trong đó có việc lên án chạy đua vũ trang”, - Ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên giám đốc Trung tâm Thư viện và Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị An ninh Nhân dân phát biểu với Sputnik.

Nga –Trung dự định xây dựng một cấu trúc tài chính độc lập: Vấn đề “đáng sợ” nhất đối với Mỹ

Tại cuộc gặp mặt trực tuyến hôm 15/12, hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga và Trung Quốc cũng đã đề cập tới một vấn đề rất nóng hiện nay: Việc xây dựng một cấu trúc tài chính độc lập.
“Ngoài việc nhất trí tăng tỷ lệ thanh toán bằng nội tệ giữa hai nước, hai nhà lãnh đạo đồng ý xây dựng một cấu trúc tài chính độc lập loại trừ ảnh hưởng từ bên ngoài đối với kim ngạch hàng hóa giữa Nga và Trung Quốc. Theo lời trợ lý ông Ushakov, trợ lý của Tổng thống Vladimir Putin hai bên “đặc biệt chú ý đến nhu cầu tăng cường nỗ lực hình thành một cơ sở hạ tầng tài chính độc lập để phục vụ các hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc, để tạo ra một cấu trúc mà không thể bị ảnh hưởng bởi các nước thứ ba”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Theo ý kiến chung của các chuyên gia Việt Nam Sputnik đã phỏng vấn, đây chính là vấn đề “đáng sợ” nhất đối với Mỹ. Mỹ, với tư cách là một “đế quốc dollar” không thể có cách gì để đối phó, ít nhất là trong ngắn hạn. Việc Nga và Trung Quốc “đặc biệt chú ý đến nhu cầu tăng cường nỗ lực hình thành một cơ sở hạ tầng tài chính độc lập để phục vụ các hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc, để tạo ra một cấu trúc mà không thể bị ảnh hưởng bởi các nước thứ ba” nói lên nhiều điều.
“Điều quan trọng nhất trong lĩnh vực này là sự hợp tác về tài chính song phương và độc lập giữa Nga và Trung Quốc sẽ làm cho đồng dollar Mỹ “ra rìa”. Tương tự, kết quả đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc hai bên sẽ dùng đồng nội tệ để thanh toán song phương chứ không dùng dollar Mỹ cũng gây ra những sự lo ngại nhất định từ Washington”, - Nhà phân tích Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
“Trước đây, cũng từng có nhà lãnh đạo Libya là Muammar Gaddafi nung nấu ý tưởng xây dựng một đồng dina (tên đồng tiền phổ dụng trong các nước Arab ở Bắc Phi) có giá trị mạnh để Châu Phi bớt phụ thuộc vào đồng dollar Mỹ. Hậu quả là Mỹ đã tìm mọi cách lật đổ nhà lãnh đạo này. Nhưng nay thì Nga, Trung Quốc không phải là Lybia, còn Ấn Độ thì không phải là Syria. Nguy cơ đe dọa đồng dollar Mỹ với tư cách là đồng tiền có giá trị hối đoái mạnh trên thế giới đã xuất hiện”, - Ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên giám đốc Trung tâm Thư viện và Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị An ninh Nhân dân nêu đánh giá của mình với Sputnik.
Thêm vào đó, việc xây dựng một cơ sở hạ tầng tài chính độc lập để phục vụ các hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc còn có nghĩa là hai nước sẽ hợp tác để cho ra đời một thị trường chứng khoán mạnh, để việc trao đổi tài chính giữa họ không bị phụ thuộc vào các thị trường chứng khoán truyền thống như New York hay London đều do các nhà tư bản tài chính hàng đầu của Mỹ và Anh chi phối. Không những thế, trong tương lai, thị trường vốn hoàn toàn mới này còn có thể thu hút, huy động và phân phối nguồn vốn đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trước hết là các nước trong khối EAEU cũng như “Tổ chức hợp tác Thượng Hải” cùng với các đối tác của họ.
Biden nói Putin và Tập Cận Bình dựa vào chế độ chuyên chính
Đây chính là điều làm cho người Mỹ lo ngại thực sự. Bởi sự hợp tác mới này giữa Liên bang Nga và Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ chính trị-quân sự mà còn mở rộng đến nhiều địa hạt kinh tế-tài chính, khoa học-kỹ thuật mà người Mỹ cho rằng mình luôn có ưu thế. Hơn nữa, mối quan hệ Nga – Trung sẽ không đơn giản chỉ là để đối phó với sự đe dọa của bên ngoài mà còn là đầu mối cho các quan hệ hợp tác và xây dựng trên nhiều mặt, phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và ổn định của thời đại toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, nhiều điều thú vị vẫn còn ở phía trước, vào thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có một cuộc gặp trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông sang Bắc Kinh dự Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông 2022.
Thảo luận