Theo tác giả của bài báo, Brett Forrest, chính quyền Joe Biden muốn nhận được đảm bảo rằng Đức sẽ không cho phép đường ống được đưa vào vận hành do Nga được cho là "sẽ xâm lược Ukraina", điều mà các phương tiện truyền thông phương Tây trong những tuần gần đây liên tục đưa tin. Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố của Ngoại trưởng Annalena Berbock về việc không thể khởi động "Dòng chảy phương Bắc-2" trong trường hợp tình hình trở nên trầm trọng hơn, bản thân Scholz từ chối chính trị hóa dự án tư nhân này, khác với quan điểm của Washington.
"Hoa Kỳ coi đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc-2” là một dự án địa chính trị của Nga làm suy yếu an ninh năng lượng và an ninh quốc gia của một bộ phận đáng kể trong cộng đồng Euro-Đại Tây Dương", - ấn phẩm dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Karen Donfried.
Đồng thời, tờ báo đưa tin về áp lực đối với Joe Biden từ phía Quốc hội Mỹ.
"Theo thỏa thuận vào tuần trước, đạo luật dự kiến sẽ được trình bày tại Thượng viện Mỹ vào tháng tới, sẽ yêu cầu chính quyền Biden áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2 AG, công ty của Nga đã xây dựng đường ống tại Thụy Sĩ, trong vòng 15 ngày kể từ ngày luật được thông qua", - tác giả bài báo chỉ rõ.
Dòng chảy phương Bắc-2
Tuyến đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc-2" trải dài qua Biển Baltic đến Đức và bao gồm hai nhánh với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt. Việc lắp đặt mất ba năm và hoàn thành vào tháng Chín. Nga đã nhiều lần kêu gọi không chính trị hóa dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" vì đây hoàn toàn là dự án thương mại. Ban lãnh đạo đất nước nhắc nhở rằng tuyến đường ống này sẽ có lợi cho Liên minh châu Âu.