Tướng Thước: “Quân đội Việt Nam là đội quân bách chiến bách thắng”

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định, Quân đội nhân dân Việt Nam là “đội quân bách chiến bách thắng”. Đồng thời, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ đã vang danh với bạn bè trên thế giới trong suốt 77 năm qua.
Sputnik
Thực hiện Chỉ thị thiêng liêng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, 77 năm về trước (22/12/1944), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đó là “đội quân thép”, cả về bản lĩnh chính trị, tinh thần chiến đấu và tổ chức con người.

“Đội quân thép”: Quân đội Việt Nam bách chiến, bách thắng

Như Sputnik đã đề cập, ngày hôm qua, 22/12, Việt Nam vừa kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trải qua chặng đường dài lịch sử vẻ vang, oai hùng, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thủ tướng: 'Lực lượng quân đội Việt Nam là sức mạnh hiếm nơi nào trên thế giới có được'
Đúng như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang gần đây, Quân đội Việt Nam đã cùng với nhân dân làm nên những chiến thắng huy hoàng, xứng đáng là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân, trở thành nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24A ở mặt trận Tây Nguyên đã có những nhận định vô cùng đáng chú ý về những truyền thống vinh quang của Quân đội nhân dân Việt Nam – “đội quân thép” anh hùng, cũng như niềm tự hào dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp binh đoàn, đứng trong hàng ngũ những người lính cụ Hồ trung kiên như “thép đã tôi thế đấy trong lửa đỏ và nước lạnh”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ trong cuộc trao đổi với Dân Trí rằng, cả cuộc đời của ông suốt những tháng năm đẹp nhất của thời thanh niên sôi nổi chính là đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng và Bác Hồ để rồi bước chân vào Quân đội. Bản thân nguyên Tư lệnh Quân khu 4 đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giải phóng dân tộc, các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, đã bước chân chiến đấu khắp các mặt trận Bắc - Trung - Nam, ở cả ba chiến trường Việt Nam - Lào -Campuchia cho đến lúc tóc bạc về hưu.
“Giờ phút nào tôi cũng luôn nghĩ đến Quân đội”, tướng Thước khẳng định.
Ông cho biết, suốt cuộc đời gắn bó trong quân ngũ, bản thân rất tự hào vì là một người lính của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
“Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, đội quân ấy đã chiến đấu và chiến thắng mọi đội quân xâm lược của nhiều cường quốc trên thế giới, bảo vệ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh.
Đáng chú ý, theo vị nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, “Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân bách chiến bách thắng”. Đồng thời, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ đã vang danh với bạn bè trên thế giới trong suốt 77 năm qua.
Theo tướng Thước, ngày nay, các cán bộ, chiến sĩ Quân đội Việt Nam đang ra sức bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời, vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, để phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, nhìn lại chặng đường 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam cũng là dịp để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng và quân đội Việt Nam. Tưởng nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh cả của quân đội cùng các bậc lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc chỉ huy, tướng lĩnh, các anh hùng, liệt sỹ đã cống hiến và hi sinh vì Tổ quốc.
“Tướng về hưu”: Bộ Quốc phòng Việt Nam chia tay 6 vị tướng Quân đội
Tướng Thước đặc biệt ngậm ngùi, có biết bao gia đình Việt Nam phải nén hàng triệu nỗi đau riêng để có một niềm vui chung cho cả dân tộc, niềm vui của hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Trong bài viết gần nhất đăng trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng nhân dịp kỷ niệm 77 năm thành lập QĐNDVN, Đại tướng Phan Văn Giang điểm lại quá trình hình thành sức mạnh của Quân đội Việt Nam – đội quân mà Thủ tướng Campuchia phải dùng những ngôn từ đầy kính trọng để miêu tả như “Quân đội Việt Nam là đội quân nhà Phật” hay dư luận quốc tế cũng thừa nhận, Việt Nam là một trong những quân đội thiện chiến, anh hùng và có sức chiến đấu mạnh mẽ nhất thế giới.
Từ những ngày đầu mới thành lập, với 34 chiến sĩ, trang bị vũ khí tuy còn rất thô sơ nhưng đã làm nên chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần, mở ra truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội. Chưa đầy một năm sau, QĐNDVN đã góp phần quan trọng cùng toàn dân làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, giành độc lập dân tộc, tạo tiền đề cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Tướng Phan Văn Giang chỉ rõ, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, phát triển cả về lực lượng, vũ khí, trang bị và đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến. Nhờ đó, trong thế trận chiến tranh nhân dân, Quân đội Việt Nam đã tổ chức nhiều chiến dịch với quy mô ngày càng lớn, nhất là cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”.
Quân đội Việt Nam đã kích hoạt trạng thái như thời chiến
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân đội Việt Nam đã xây dựng được các binh chủng, quân chủng với vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật tương đối hiện đại. Đặc biệt, đến giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, đã thành lập các quân đoàn chủ lực cơ động.
“Nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đã phát triển đến đỉnh cao, nhất là nghệ thuật tác chiến chiến dịch, chiến lược và sự chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các chiến trường”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định.
Ở miền Bắc, Quân đội đã tham gia cùng toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng thời, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc “hậu phương lớn” miền Bắc, chi viện cho “tiền tuyến lớn” miền Nam.
Trong khi đó, ở miền Nam, quân đội đã phát huy vai trò nòng cốt trong đấu tranh quân sự, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh trên mặt trận ngoại giao; thực hiện phương thức tác chiến của các binh đoàn chủ lực kết hợp với chiến tranh nhân dân địa phương; tạo thành sức mạnh tổng hợp làm phá sản các chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chống “phi chính trị hóa” Quân đội Việt Nam

Đánh giá về việc chống tư tưởng “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang từ các thế lực thù địch, nhìn từ quá trình Liên Xô sụp đổ, tướng Thước cho rằng, ở đây, vai trò lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng.
Theo tướng Thước, Quân đội Liên Xô với hàng triệu quân nhân và những khí tài hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng rồi cũng bị sụp đổ nhanh chóng. Hồng quân Liên Xô anh dũng của Cách mạng tháng Mười, Hồng quân Liên Xô đã chiến thắng phát xít khi đó không còn nữa.
Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, tuy nhiên, theo vị tướng nổi tiếng của Việt Nam, dưới đường lối cải tổ sai lầm và phản bội lý tưởng của một bộ phận Lãnh đạo Liên Xô, Quân đội Xô Viết từng bước không còn coi Đảng Cộng sản Liên Xô là ngọn cờ lãnh đạo, mà chỉ đơn thuần là tổ chức thực hiện công tác chính trị.
Quân đội Việt Nam được cơ cấu bao nhiêu ghế trong Quốc hội?
Trong khi đó tại Việt Nam, chế độ Đảng ủy lãnh đạo, chế độ Chính ủy, Chính trị viên đã có lịch sử lâu dài trong Quân đội, tính ưu việt của nó đã được thử thách qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ biên giới và lãnh thổ.
Tướng Nguyễn Quốc Thước phân tích, thời điểm đó, các cán bộ cao cấp, tướng lĩnh trong Quân đội dày dạn lửa đạn chiến trường, đều hiểu đơn giản một điều: Mất ngọn cờ lãnh đạo của Đảng là mất phương hướng chiến đấu và Quân đội sẽ không thể tồn tại được.
“Cho nên trong suốt 77 năm qua, Quân đội ta vẫn là một Quân đội nhân dân dưới sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện và sáng suốt của Đảng”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nêu rõ.
Theo vị chuyên gia, trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh hoạt động "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang sẽ ngày càng tăng cường.
“Do đó, chúng ta phải đề cao cảnh giác, nhận diện và có các biện pháp kịp thời để đối phó từ sớm từ xa, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”, tướng Thước lưu ý.
Đại tướng Phan Văn Giang cũng chú trọng đến vấn đề này kể từ thời điểm lên nắm cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo đồng chí, bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Quân đội tiếp tục xung kích, đi đầu trong khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia phát triển kinh tế-xã hội; đấu tranh với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; cùng toàn dân tộc tiến hành thắng lợi các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu
Đồng thời, phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội kế tiếp nhau luôn thực hiện tốt chức năng của đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhắc lại.
Theo Đại tướng Phan Văn Giang, thời gian tới, trước nhất, cũng phải kiên định nguyên tắc xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững bản chất cách mạng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Đây là nội dung có tầm quan trọng chiến lược trong toàn bộ đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng.
Tướng Phan Văn Giang: Quân đội Việt Nam bảo đảm chế độ 'sẵn sàng chiến đấu'
Theo Bộ trưởng, trước yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới, nhất là trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thực hiện “phi chính trị hóa” Quân đội, việc giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội.
“Đây là một nguyên tắc bất di, bất dịch, quyết định đến mọi thắng lợi của Quân đội trong suốt 77 năm qua”, tướng Phan Văn Giang nêu rõ.
Theo đó, để đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và mọi đảng viên trong Quân đội phải chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm trong tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết, nhất trí trong tập thể cấp ủy, người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên...
Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa kịp thời mọi biểu hiện sai phạm, tham nhũng, lãng phí, xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", trong nội bộ. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về "Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới".

“Hiếm có quân đội nào như Quân đội nhân dân Việt Nam”

Đại tướng Phan Văn Giang cho rằng, những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo.
Đặc biệt, cạnh tranh chiến lược, xung đột thương mại giữa các nước lớn, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống diễn ra gay gắt hơn, suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Ông Phan Văn Giang cũng thừa nhận, cộng đồng ASEAN tiếp tục bị tác động, chi phối và đối mặt với những thách thức mới. Biển Đông và một số địa bàn chiến lược vẫn tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định và diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực và môi trường đầu tư. Đồng thời, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Nhưng tất cả những yếu tố này đều tác động đến quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.
Quân đội Việt Nam ‘không gây hấn’ nhưng đủ mạnh và sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù
Đối với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, dù là “tướng về hưu”, không còn phục vụ trong quân ngũ, tuy nhiên, ông thấy đất nước dù đã hòa bình, nhưng “chưa có giờ phút nào yên bình”. Từ vùng biển, hải đảo cho đến biên giới đất liền, kẻ địch luôn tìm cách xâm nhập, lấn chiếm, tìm cách phá hoại. Cho nên Việt Nam luôn phải hết sức cảnh giác, phải chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa, phát hiện và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến, xung đột.
“Quân đội luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì chúng ta không sợ gì cả. Chúng ta phải luôn nhớ lấy lời Bác Hồ đã căn dặn: Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội”, tướng Thước tái khẳng định.
Tướng Nguyễn Quốc Thước kể lại, khi còn là Tư lệnh Quân khu 4, trước tình hình phức tạp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vào thăm Quân khu và nhấn mạnh rằng:
“Các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh rồi, nhưng trong thời bình, để giữ vững được Tổ quốc, thì trước hết phải giữ vững mình, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng”.
Do đó, tướng Thước mong, các cán bộ, chiến sĩ QĐNDVN thời gian tới sẽ tiếp tục dương cao ngọn cờ "quyết thắng" để tiếp tục tiến lên, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, tiến lên hiện đại; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãnh phí, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cũng chia sẻ, ngày nay, các thông tin xấu, độc, liên quan đến quan điểm sai trái thù địch ngày càng phức tạp trên các mạng xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng rất quan tâm về vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
Theo tướng Thước, đối với việc nâng cao kỷ luật trong Quân đội, vô cùng đau lòng khi một Quân đội dày dạn bản lĩnh như Việt Nam lại để xảy ra sự việc như đối với lực lượng Cảnh sát Biển thời gian qua.
Thăng quân hàm cho hai lãnh đạo cấp cao Quân đội Việt Nam
Trong lần gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã nhấn mạnh rằng, trên thế giới hiếm có quân đội nào mà có vinh quang, bề dày truyền thống như Quân đội Việt Nam. Truyền thống vẻ vang "Bộ đội Cụ Hồ" suốt bao nhiêu năm mới xây dựng được, tuyệt đối phải giữ vững danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ". Quân đội phải là lực lượng đi đầu trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Ngoài ra, cũng cần phải kiên quyết không để các thế lực thù địch lợi dụng tình hình để xuyên tạc, công kích, nói xấu về bản chất tốt đẹp và truyền thống của Quân đội ta.
“Cá nhân hay tổ chức nào đều không tránh khỏi được những lúc ốm đau, bệnh tật, quan trọng là chúng ta phải loại được những "ung nhọt" đó ra khỏi cơ thể kịp thời, nhanh chóng”, tướng Thước nói.
Việt Nam hiện đang cụ thể hóa chủ trương xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc đến năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Do đó, theo tướng Thước đề nghị đồng chí Bộ trưởng phải siết chặt kỷ cương, kỷ luật hơn nữa, phải chỉnh huấn trong toàn quân.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói ‘Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ’. Vì vậy Quân đội ta phải thực sự là một quân đội thép. Thép ngay trong tổ chức và thép trong từng con người. Thép về ý chí chiến đấu và thép về bản lĩnh chính trị”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kết luận.
Thảo luận