Hà Nội sẽ có thêm 3 tuyến đường sắt đô thị trong 5 năm tới?

Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, cùng với việc hoàn thành, khai thác tuyến Nhổn – ga Hà Nội, thành phố sẽ chuẩn bị đầu tư, khởi công thêm 3 tuyến đường sắt đô thị khác, gồm: Tuyến số 5 đoạn Văn Cao – Hòa Lạc; tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai; tuyến số 1 Yên viên – Ngọc Hồi.
Sputnik
Sáng 25/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành GTVT theo hình thức trực tuyến.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đầu tư các tuyến đường, công trình giao thông khung kết nối khu vực đô thị trung tâm với 5 đô thị vệ tinh, trong đó có Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên. Đồng thời, kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành thuộc vùng thủ đô thông qua các tuyến đường hướng tâm: Quốc lộ (QL) 1A, QL3, QL6, QL21; QL21B.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày tham luận.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ đầu tư các trục Tây Thăng Long, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, đường trục phía Nam; các đường vành đai, gồm: Vành đai 3.5, Vành đai 4 và vành đai 5; hệ thống cầu vượt sông gồm: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4); cầu Đuống 2 (trên QL1A cũ). “Tuyến Vành đai 4 được hình thành sẽ có ý nghĩa rất quan trọng góp phần cải thiện giao thông trong giai đoạn trước mắt để thay thế cho Vành đai 3 và cầu Thanh trì đang quá tải”, ông Tuấn nói.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thành phố sẽ đầu tư các nút giao thông trọng điểm giao cắt giữa đường hướng tâm và đường vành đai; các nút giao thông trọng yếu; tuyến được trục chính đô thị, liên khu vực, có tính kết nối. Hà Nội cũng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông của 5 huyện theo đề án lên quận trong thời gian tới gồm Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì; tập trung đầu tư từng bước hoàn thiện mạng lưới bến xe khách liên tỉnh khu vực Vành đai 4 theo quy hoạch là các đầu mối giao thông kết nối hành khách quan trọng của khu vực đô thị trung tâm kết nối các địa phương và tỉnh thành trong cả nước
Lào là bàn đạp mới trong chính sách “ngoại giao đường sắt” của Trung Quốc
Đối với đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt đô thị, ông Dương Đức Tuấn cho hay, Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường sắt đô thị thí điểm số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội); phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công thêm 3 tuyến đường sắt đô thị trong giai đoạn 2021-2025, bao gồm: Tuyến số 5 đoạn Văn Cao – Hòa Lạc và tuyến số 3 đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai (do thành phố đầu tư); tuyến số 1 Yên viên – Ngọc Hồi (Bộ GTVT đầu tư).
Ngoài ra, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị còn lại làm cơ sở khởi công trong giai đoạn 2025-2030.

Bộ GTVT hoàn thành và đưa vào khai thác 14 công trình giao thông lớn

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm khẳng định, trong năm 2021, Bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ công tác.

“Công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và giải ngân vốn đầu tư công đã được Bộ GTVT tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 67 dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025”, ông Lâm nhấn mạnh.

Bộ GTVT đề xuất bố trí hơn 120.700 tỷ đồng làm 6 dự án trọng điểm
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, 42/51 dự án nhóm B, C đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo thẩm quyền; Bộ GTVT đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3/10 dự án nhóm A; trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư 2/6 dự án quan trọng quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về công tác giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng làm Tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, xử lý ngay những cơ quan chậm trễ trong công tác giải ngân; định kỳ hàng tháng, lãnh đạo Bộ họp chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện.

“Đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành thủ tục và khởi công 18 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 14 dự án, trong đó có dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn; dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ cũng đã àn giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông cho Thủ đô đưa vào vận hành, khai thác; khởi công dự án tuyến tránh QL91 qua Long Xuyên; dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm thông tin thêm.

Trong năm 2021, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 43.000 tỷ đồng, kết quả giải ngân hàng tháng của Bộ nằm trong số các bộ, ngành đạt tỷ lệ giải ngân cao so với bình quân chung của cả nước. Công tác quản lý chất lượng, tiến độ các dự án được tập trung chỉ đạo xuyên suốt với phương châm tiến độ đảm bảo nhưng chất lượng phải đặt lên hàng đầu.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu bế mạc Hội nghị.
Ông Lâm cho biết, công tác quyết toán dự án hoàn thành tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo sát sao. Bộ GTVT đã ban hành Chỉ thị chấn chỉnh công tác quyết toán, đến nay các cơ quan đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán 45 dự án với tổng giá trị 16.043 tỷ đồng.
Ngoài ra, công tác xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của Bộ GTVT. Bộ tổ chức ký chương trình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai các giải pháp về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành Giao thông vận tải; hoàn thành 21 nhiệm vụ/chỉ tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; 100% cán bộ sử dụng chữ ký số cá nhân để xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng.
Đánh giá xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, Bộ GTVT hiện xếp thứ 9/18 bộ, ngành về chỉ số chuyển đổi số và xếp hạng A về chỉ số an toàn thông tin mạng.
Thảo luận