Sẽ giúp đỡ thế nào cho những người cô độc?
Được xem như là biện pháp chính để đấu tranh chống lại cảnh cô độc của con người, đã đề xuất tạo lập nhiều nền tảng cộng đồng xã hội khác nhau, nơi những người có vấn đề về tương tác giữa các cá nhân sẽ có thể dần dần tham gia giao lưu trong điều kiện thoải mái, cũng như sẽ tìm được công việc thích hợp.
Ngoài ra, tại Nhật Bản sẽ tiến hành cuộc điều tra dân số toàn quốc để nắm được chính xác con số người Nhật cô đơn. Dành cho công tác này, trong Văn phòng Thư ký của Chính phủ đã lập ra bộ phận riêng, cũng như lập Bộ chủ quản công tác với các cư dân cô độc, đứng đầu cơ quan này là bà Seiko Noda, cũng đang phụ trách Bộ về vấn đề sinh sản thấp.
Hiện tượng Hikikomori
Ở Nhật Bản có hiện tượng xã hội đặc biệt gọi là "hikikomori" - là tên dùng để chỉ những cá thể tự nguyện cô lập vì loạt lý do khác nhau. Những cá nhân như vậy từ chối tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không hề ra ngoài đường trừ những trường hợp cực cần thiết và rất hạn chế giao tiếp kể cả với người thân. Do đại dịch coronavirus và những hạn chế chung, «đội ngũ» «hikikomori» ở Nhật Bản đã tăng đáng kể.
Đồng thời, theo dữ liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản, số vụ tự tử cũng tăng mạnh ở đất nước Mặt trời mọc.