Xin mời đọc bài viết sau đây của Sputnik.
Đất nước những người cô đơn
Theo nghiên cứu do Nội các Bộ trưởng Nhật Bản công bố năm 2019, số lượng người cao tuổi ở Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên đạt mức kỷ lục 35,15 triệu người. Ngày nay, người cao tuổi chiếm 27,7% tổng dân số Nhật Bản.
Ngoài ra, số lượng người cao niên cô đơn đang gia tăng đều đặn qua từng năm. Tính đến năm 2016, khoảng 6,56 triệu người cao tuổi sống một mình - tỷ lệ này là 1/5 số nam giới và 1/4 số phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Đến năm 2035, dự kiến số lượng người cao tuổi cô đơn sẽ tiếp tục tăng lên tới 8,41 triệu người.
Trong trường hợp này, cuộc sống cô đơn không chỉ mang lại những khó khăn hàng ngày (gặp nguy hiểm khi lái xe hoặc không hỗ trợ y tế kịp thời khi người cao tuổi không thể tự chăm sóc bản thân), mà còn thiếu giao tiếp nghiêm trọng.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011, phần lớn người cao tuổi nói chuyện với ai đó không quá một lần một tuần, câu trả lời phổ biến thứ hai là “ít hơn một lần một tuần”. Tức là người cao tuổi không chỉ sống một mình mà ít khi nói chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Không có gì ngạc nhiên là trong điều kiện như vậy, cứ năm người già thì có một người “không có ai để nương tựa khi gặp khó khăn”.
Không chỉ tân Bộ trưởng cần phải suy nghĩ về lý do tại sao những người cao tuổi bị cách ly khỏi xã hội và phải làm gì để tránh cái chết trong cô độc. Trong bối cảnh tỷ lệ sinhđẻ giảm xuống nghiêm trọng và dân số già đi, khả năng trở thành người già cô đơn không ai chăm sóc trong vài thập kỷ đang tăng lên.
That's not because so many more people are committing suicide in Japan. It's because they've done such a good job managing the epidemic.
— Daniel (@numbers_truth) December 9, 2020
2,334 COVID deaths, 126.5 million people.
In 2019, over 20,000 Japanese killed themselves, with no COVID.
Just another BS statistic.
Tỷ lệ tự tử tăng đột ngột
Đại dịch coronavirus đã khiến cho không chỉ người cao tuổi rơi vào tình cảnh khó khăn. Nghiên cứu cho thấy rằng bất chấp thực tế là số vụ tự tử ở Nhật Bản đã giảm đều đặn trong những năm gần đây, nhưng từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2020, số phụ nữ tự tử đã vượt tất cả mọi dự báo.
Lý do gây ra sự thay đổi này có thể khác nhau, nhưng đều liên quan đến sự cô đơn. Hạn chế ra ngoài và cách ly trong điều kiện đại dịch COVID-19 khiến cho người dân bị cô lập xã hội, gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm.
Bạo lực gia đình cũng có thể là một nguyên nhân khác khiến cho số vụ phụ nữ tự tử tăng lên. Do trước đây thường làm việc ở văn phòng, nay vì đại dịch phải ở nhà với vợ con và đối mặt với việc nhà, một số nam giới trút hết căng thẳng tích tụ lên các thành viên gia đình, đặc biệt là phụ nữ. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhiều lần tuyên bố rằng mức độ bạo lực gia đình trên toàn thế giới đã gia tăng trong giai đoạn đại dịch.
Tân Bộ trưởng Bộ cô đơn Tetsushi Sakamoto cũng sẽ theo dõi tình trạng trẻ em nghèo ở Nhật Bản và phối hợp hỗ trợ người già trong nước.
Nhật Bản không phải là quốc gia đầu tiên phải đối mặt với vấn đề người cao tuổi. Chức vụ Bộ trưởng Bộ Cô đơn đã có ở Vương quốc Anh, người đứng đầu chính phủ Anh, bà Theresa May đã lập ra Bộ này từ năm 2017.
“Đối với nhiều người, cô đơn là một thực tế đáng buồn trong cuộc sống hiện đại. Tôi muốn tất cả chúng ta đứng lên và hành động để chống sự cô đơn của những người già và những ai mất người thân, những người không có ai để trò chuyện, không có ai để chia sẻ về những suy nghĩ và trải nghiệm của họ" – bà Theresa May nói.
Chính phủ UAE còn đi xa hơn: Năm 2016, Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sheikh Mohammed Ibn Rashid Al Maktoum từng nói: UAE cần trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Kết quả là nước này có thêm một chức vụ mới - Bộ trưởng Bộ Hạnh phúc, do bà Ohood Bint Al Roumi đảm nhiệm. Theo kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Hạnh phúc đóng vai trò trung gian giữa người dân và chính phủ: lắng nghe yêu cầu của người dân và đệ trình lên để đảm bảo rằng các chương trình của chính phủ không chỉ tồn tại trên giấy, mà thực sự hiệu quả và khiến mọi người hạnh phúc hơn. Có lẽ chính nhờ những nỗ lực của Bộ trưởng Bộ Hạnh phúc mà Abu Dhabi xếp thứ 35 trong bảng xếp hạng các thành phố hạnh phúc nhất năm 2020. Trong khi đó, trong số các thành phố của Nhật Bản, chỉ có Tokyo lọt vào bảng xếp hạng này và xếp vị trí thứ 79.
The UAE has a Ministry of Happiness and wellbeing and it’s headed by this young lady named Ohood Bint Al Roumi pic.twitter.com/zUReByXTGG
— MvitaOne (@FauzKhalid) May 20, 2020
Sáng kiến này cũng được các nước khác đón nhận nồng nhiệt; Năm 2016 tại Abu Dhabi, bà Valentina Matvienko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) lưu ý rằng “Bộ Hạnh phúc có lẽ cũng sẽ rất hữu ích cho Nga”. Hy vọng rằng tân Bộ trưởng Bộ Cô đơn Nhật Bản sẽ có thể khiến cuộc sống của người dân nước này trở nên hạnh phúc hơn.
Đọc thêm: