Quốc hội Việt Nam sắp họp bất thường

Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ có kỳ họp bất thường ngay đầu năm 2022 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, vấn đề cấp bách.
Sputnik
Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung quan trọng do Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính trình lên.

Việt Nam: Quốc hội sắp họp bất thường

Văn phòng Quốc hội Việt Nam vừa có thông báo về kỳ họp bất thường đầu năm 2022 tới đây.
Theo đó, kỳ họp diễn ra trực tuyến từ Nhà Quốc hội (gồm cả Đoàn Hà Nội) tới 62 Đoàn Đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội: 'Không có tám luật cho tám nghị định'
Dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 4 – 11/1/2022.
Theo thông báo từ Văn phòng Quốc, theo dự kiến chương trình, sau khi họp phiên trù bị để thông qua chương trình kỳ họp, 9h sáng 4/1 phiên khai mạc sẽ diễn ra và được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Về nội dung chương trình, Quốc hội Việt Nam dự kiến họp bất thường để xem xét 4 nội dung quan trọng do Chính phủ đệ trình lên.
Trong đó có dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam, phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Ông Vương Đình Huệ: Thêm kỳ họp Quốc hội cuối năm để quyết định giải pháp phục hồi kinh tế
Đồng thời, Quốc hội cũng xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự cũng như làm việc liên quan đến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Nhiều vấn đề cấp bách

Theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, về chương trình chính sách phục hồi kinh tế hậu Covid-19 đối với lịch trình cụ thể dự kiến, ngay sau phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình Báo cáo thẩm tra đề xuất của Chính phủ.
Chính sách đặc thù đối với một số địa phương, Quốc hội sẽ quyết như thế nào?
Đối với cao tốc Bắc – Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Kế đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng là cơ quan thẩm tra nội dung này, có báo cáo.
Liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Cải cách tiền lương tiếp tục “lỡ hẹn”?
Tờ trình về cơ chế đặc thù cho Cần Thơ (dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ) dự kiến cũng sẽ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình ra Quốc hội. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội là cơ quan thẩm tra vấn đề này.
Đặc biệt, dù đây là kỳ họp trực tuyến và bất thường, tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam cũng sẽ tiến hành thảo luận ở tổ và thảo luận trực tuyến về các nội dung trên trước khi biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc ngày 11/1.
Trước khi kết thúc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ phát biểu bế mạc.
Thảo luận