Đại dịch COVID-19

Trung Quốc ‘sợ Covid’ từ Việt Nam, Bộ Công Thương nói Bắc Kinh ‘phản ứng quá mức’

Lo sợ Covid-19, Trung Quốc tăng cường siết chặt cửa khẩu biên giới phía Bắc, tuyên bố tạm dừng nhập khẩu thanh long của Việt Nam, gây khó khăn cho việc thông quan hàng loạt hàng hóa khác, đặc biệt là nông sản.
Sputnik
Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, các biện pháp phòng dịch tại cửa khẩu của phía Trung Quốc vì chiến lược Zero Covid, là “quá mức cần thiết”, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa, đi đôi với việc kiểm soát dịch bệnh.

Trung Quốc lo sợ Covid-19

Thanh Long Việt Nam bị cấm xuất khẩu vào Trung Quốc chỉ là biểu hiện cho thấy, chính quyền Bắc Kinh đang đặc biệt lo ngại dịch Covid-19 tái bùng phát.
Mới đây, các doanh nghiệp Việt Nam vừa nhận được thông tin từ 0 giờ ngày 29/12 đến 24 giờ ngày 26/1, Hải quan Bằng Tường (Trung Quốc) sẽ tạm dừng giải quyết thủ tục nhập khẩu mặt hàng thanh long từ Việt Nam, với lý do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Việc nhập khẩu sẽ được thực hiện tiếp tục sau thời gian này.
Theo thông báo từ Hải quan Bằng Tường, Trung Quốc, từ ngày 20/11 – 27/12/2021 vừa qua, lô hàng thanh long và bao bì nhập khẩu từ Việt Nam về cảng thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) qua cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) cho kết quả dương tính với coronavirus trong 3 mẫu xét nghiệm.
Các sản phẩm hàng hóa từ Việt Nam bị phía Trung Quốc kết luận có virus Sars-CoV-2 gồm có: mã công ty bao bì là VN-BTHPH-049; mã đơn vị sản xuất vườn cây ăn trái là VN-BTHOR-0007, mã đơn vị đóng gói là VN-BTHPH-001 và mã đơn vị sản xuất.
Đại dịch COVID-19
Hơn 80% dân số Trung Quốc đã được tiêm chủng đầy đủ chống COVID-19
Phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng, nhằm ngăn chặn nghiêm ngặt việc nhập khẩu mầm bệnh (virus corona chủng mới) từ nước ngoài (ở đây là Việt Nam và nhiều quốc gia mà Bắc Kinh nhập khẩu hàng hóa) đảm bảo cảng thông thoáng và trách nhiệm phòng chống dịch của doanh nghiệp theo cơ chế cầu chì, hàng hóa dây chuyền lạnh nhập khẩu từ nước ngoài (bao gồm cả bao bì xe) khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Covid-19 3 lần trở lên sẽ ngay lập tức tạm ngừng kinh doanh tờ khai nhập khẩu loại hàng này, đình chỉ tờ khai nhập khẩu kinh doanh thanh long 4 tuần, thời gian từ ngày 29/12/2021 đến ngày 20/1/2022.

Bộ Công Thương: Trung Quốc áp dụng biện pháp mạnh ‘quá mức cần thiết’

Chiều 31/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng tổ chức hội đàm trực tuyến với Sở Công Thương Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới giữa hai nước.
Theo đó, đại diện Bộ Công Thương cho biết Việt Nam chia sẻ với áp lực phòng dịch của tỉnh Quảng Tây trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zero Covid”.
Tuy vậy, việc tạm dừng hoạt động cửa khẩu hay tạm dừng nhập khẩu một số loại trái cây là những biện pháp quá mức cần thiết, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến thương mại song phương và gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, người dân hai nước.
Do đó, Bộ Công Thương đề nghị khôi phục ngay việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu đang tạm dừng, tăng thời gian thông quan tại cả các cửa khẩu.
Đại dịch COVID-19
WHO cảnh báo nguy cơ xảy ra “sóng thần” COVID-19 do Omicron và Delta
Bộ cũng đề xuất bổ sung lái xe chuyên trách tại mỗi bên, thí điểm đưa lao động đã tiêm đủ 2 mũi vaccine tại các địa phương biên giới Việt Nam sang khu vực cửa khẩu phía Trung Quốc làm việc để giải quyết vấn đề thiếu hụt lái xe và nhân công bốc xếp hàng hóa.
Phía Việt Nam đề xuất Trung Quốc cùng khuyến khích các doanh nghiệp hai bên tiến hành thông quan qua các cửa khẩu đường sắt, đường biển, tạo thuận lợi thông quan cho thanh long xuất khẩu của Việt Nam…
Việt Nam đề nghị tỉnh Quảng Tây thường xuyên cập nhật kế hoạch hoạt động của các cửa khẩu trên địa bàn, phối hợp rà soát, hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa đảm bảo thuận lợi, thông suốt và hiệu suất cao, chống ùn tắc.
Về phần mình, đại diện Sở Thương mại Quảng Tây đánh giá cao đề xuất tổ chức họp giải quyết ùn tắc hàng hóa của Bộ Công Thương. Sở Thương mại Quảng Tây cho biết, Trung Quốc coi trọng chống dịch, đặt an toàn, tính mạng người dân lên hàng đầu nên đã phải siết chặt các biện pháp phòng dịch tại cửa khẩu.
Phía Quảng Tây đề nghị Việt Nam cùng tăng cường công tác phòng dịch tại cửa khẩu, trao đổi thông tin về việc quản lý tại cửa khẩu và các tuyến đường giao thông, sớm hoàn thành việc mở rộng bãi Xuân Cương tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị.
Phía Quảng Tây cho biết sẽ kéo dài thời gian thông quan sau khi tính toán, bàn bạc và thống nhất của Chính quyền địa phương hai bên cửa khẩu. Sở Thương mại Quảng Tây cũng ghi nhận các đề xuất của Bộ Công Thương Việt Nam và sẽ báo cáo lên cấp trên.
Ngọt ngào sô cô la: Vì sao người Việt và người Trung Quốc mua kẹo của Nga
Theo thông tin từ tỉnh Lạng Sơn, tổng lượng xe hàng xuất đi Trung Quốc tồn đọng ở 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến sáng ngày 31/12/2021 là 2.945 xe.
Tại Lạng Sơn hiện chỉ còn cửa khẩu Hữu Nghị là còn cho thông quan hàng hoá nhưng với năng lực rất hạn chế, chỉ khoảng gần 100 xe/ngày. Hai cửa khẩu còn lại vẫn tạm đóng cửa.

Quay về thị trường nội địa để tránh rủi ro trong xuất khẩu

Trong khi đó, cũng trong sáng qua, 31/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn kết nối sản xuất, chế biến và thúc đẩy thị trường nội địa.
Phát biểu tại sự kiện, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Lê Thanh Hòa cho biết, dù vấn đề thông quan đang gặp nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 11 vẫn đạt khoảng 1,7 tỷ USD, tăng 18%.
“Con số này, chứng tỏ Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng đối với Việt Nam. Chúng ta cần đẩy mạnh, cải tiến, đảm bảo quy trình sản xuất tốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo khả năng có thể tham gia vào các chuỗi siêu thị lớn của Trung Quốc”, ông Hòa phân tích.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng doanh nghiệp và người dân cần tập trung tiêu thụ tốt sản phẩm ở thị trường nội địa với các mặt hàng đang vào mùa vụ.
Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người trên 18 tuổi.
Trong đó, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, hoặc có công nghệ bảo quản tốt để tránh tình trạng nông sản rớt giá trong và sau Tết Nguyên đán.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, thị trường nội địa đã cho thấy vai trò quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế nhập khẩu nông sản, trong đó có những sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Việt Nam như thanh long, mít, dưa hấu,…
Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp chế biến và nhà máy bày tỏ sẵn sàng thu mua các xe nông sản phải quay đầu về từ biên giới do thông quan gián đoạn.
"Thị trường nội địa vẫn có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, chúng ta cần tích cực thay đổi tư duy trong sản xuất và kinh doanh, đáp ứng đa dạng thị trường thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc", lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp đến làm thủ tục mở tờ khai hàng xuất khẩu trong ngày đầu năm 2022 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai.
Theo ông Nam, hiện có khoảng 300.000 tấn thanh long, 250.000 tấn xoài, 160.000 tấn mít, 140.000 tấn bưởi, 130.000 tấn cam đã đến vụ thu hoạch.
Trong khi đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp vấn đề đình trệ nghiêm trọng.
“Các Sở ban ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương cần tăng cường kết nối để tiêu thụ. Đây là trách nhiệm chung của chúng ta. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm hết mình với vai trò kết nối”, Thứ trưởng Nam đề nghị.
Cũng theo ông, phía Mỹ đã thông báo sẽ cho phép bưởi Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sau 60 ngày nữa. Ngoài ra, hồ sơ về quả dừa của Việt Nam cũng sẽ được xem xét. Vì vậy, các đơn vị, doanh nghiệp cần tích cực làm việc với Cục Bảo vệ thực vật để hoàn tất hồ sơ.

“Chúng tôi đã làm việc với cơ quan Hải quan Trung Quốc, hạn chế và tiến tới không xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch”, ông Nam nói.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retail) Nguyễn Thái Dũng cũng đề nghị cơ quan quản lý tuyên truyền để người nông dân, doanh nghiệp quan tâm hơn đến thị trường nội địa, chứ không chỉ tìm đến khi xuất khẩu gặp khó khăn.

“Chúng tôi cùng các hệ thống siêu thị vẫn gặp khó khăn. Do về mặt thói quen kinh doanh của hợp tác xã, doanh nghiệp thường hướng đến xuất khẩu, chưa quan tâm đến thị trường nội địa”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông, cần có định hướng phù hợp để cân đối thị trường xuất khẩu và nội địa, từ đó giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu. Làm được điều này, nền nông nghiệp nước nhà sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn.
Thảo luận