Một trong số các vấn đề đó là các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh, được gửi cho Mỹ và NATO trong tháng 12. Dự kiến là vòng đàm phán đầu tiên với Mỹ về vấn đề này sẽ diễn ra trong tháng Giêng. Trọng tâm chú ý cũng sẽ tập trung vào cuộc thảo luận giữa Moskva và Washington về ổn định chiến lược, cũng như giải quyết tình hình hoạt động của các đại sứ quán và vấn đề cấp thị thực.
Một chủ đề "nóng" khác là tình hình xung quanh Ukraina. Phương Tây cáo buộc Nga leo thang dọc biên giới, Moskva phủ nhận cáo buộc đó và tuyên bố sẽ không tấn công bất kỳ ai, đồng thời cảnh báo những "cái đầu nóng nảy" ở quốc gia láng giềng cần phải tránh đối đầu quân sự.
Đại dịch đã diễn ra năm thứ hai cũng sẽ là chủ đề nóng. Biến chủng delta được thay thế bằng biến chủng mới omicron, nhưng không rõ liệu đây có phải là biến chủng cuối cùng hay không. Người dân Nga cũng quan tâm đến việc WHO công nhận vắc xin chống COVID-19 do Nga sản xuất.
Belarus phải đối mặt với cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp, sẽ dẫn đến việc phân bổ lại quyền lực và tạo ra cơ cấu quyền lực mới. Trong năm tới, có thể sẽ diễn ra quá trình bình thường hóa quan hệ được mong đợi từ lâu giữa Armenia với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một trong những chủ đề chính ở châu Âu sẽ là cuộc bầu cử tổng thống Pháp, trong đó lần đầu tiên trong lịch sử ứng cử viên nữ có thể giành chiến thắng. Đức sẽ không kém phần thú vị, tân Thủ tướng nước này bắt đầu xây dựng chính sách của mình.
Thế giới sẽ theo dõi tình hình ở Afghanistan, phán quyết cuối cùng của tòa án về vụ rơi máy bay Boeing của Malaysia ở miền Đông Ukraina hồi năm 2014, và liệu Tập Cận Bình có thể đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư ĐCS Trung Quốc lần thứ ba hay không.
Bảo đảm an ninh
Cuối năm 2021, Nga công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ và với NATO. Đặc biệt, Moskva yêu cầu các đối tác phương Tây đưa ra đảm bảo pháp lý không mở rộng NATO về phía Đông, từ chối Ukraina gia nhập khối và từ chối thiết lập các căn cứ quân sự tại các nước Xô Viết cũ. Nga cho rằng cần phải đưa các lực lượng của Liên minh trở lại vị trí năm 1997, không triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cũng như loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu.
Như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov sau đó đã nói, đang có ba kế hoạch trong đàm phán của Moskva về đảm bảo an ninh - với Mỹ, NATO và OSCE. Vòng thảo luận đầu tiên với Mỹ sẽ diễn ra trong tháng 1 năm 2022. Sau đó, cũng trong tháng 1, Nga có kế hoạch đàm phán để thảo luận về dự thảo thỏa thuận với các nước NATO.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga cho biết, giữa Moskva và Washington đã đạt được thỏa thuận rõ ràng về việc sử dụng ba tuyến đàm phán và "một lượng lớn công việc" vẫn phải được thực hiện về mặt nội dung. Tuy nhiên, công việc này không thể kéo dài vô tận, vì cơ sở hạ tầng quân sự của NATO rất gần với biên giới Nga, Ngoại trưởng nhấn mạnh. Như Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố: Moskva sẽ không hài lòng nếu các đối tác phương Tây muốn “đàm phán” về cuộc thảo luận đề xuất đảm bảo an ninh.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố rằng các đề xuất của Nga không làm giảm bớt lo ngại của Washington. Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: Nga sẵn sàng xem xét các mối quan ngại về an ninh của Mỹ và sẽ làm mọi việc để nêu rõ lập trường của Moskva.
Các thỏa thuận vốn thích im lặng
Trong năm tới, Nga và Mỹ sẽ tiếp tục đàm phán về ổn định chiến lược, an ninh mạng và bình thường hóa quan hệ, chủ yếu là về hoạt động của các đại sứ quán và việc cấp thị thực. Các phái đoàn của hai nước dự kiến sẽ gặp lại nhau tại Geneva trong tháng 1 để tiến hành vòng đàm phán mới về ổn định chiến lược. Có thể cuộc đối thoại sẽ không chỉ nằm trong chương trình nghị sự của hai vòng trước, mà còn dựa trên dự thảo thỏa thuận về đảm bảo an ninh do Nga đề xuất, vốn chủ yếu liên quan đến các biện pháp làm giảm leo thang tình hình ở châu Âu và không mở rộng NATO sang phía Đông. Có lẽ, về chủ đề này, Liên bang Nga và Mỹ sẽ quyết định khởi động các cuộc đàm phán riêng, cũng có thể diễn ra tại Geneva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange
© Sputnik / Mikhail Metzel / POOL
/ Cuộc đàm phán mới giữa Nga và Hoa Kỳ ở cấp độ chuyên gia về các vấn đề lãnh sự cũng được mong đợi vào đầu năm nay. Nếu các bên không tìm được sự hiểu biết lẫn nhau, thì đến ngày 27/1, các nhà ngoại giao Nga sẽ phải rời Washington do Hoa Kỳ giới hạn thời gian ở lại nước này trong 3 năm. Bị xúc phạm bởi những hành động thiếu thân thiện liên tiếp, Moskva tuyên bố rằng nếu không có tiến triển trong việc giải quyết vấn đề này, tới ngày 31 tháng 1, các nhân viên đại sứ quán Mỹ sẽ được yêu cầu rời khỏi Nga.
Người ta cho rằng trong năm tới đối thoại cấp cao giữa Tổng thống Vladimir Putin và Joe Biden cũng sẽ tiếp tục, nhưng vẫn chưa quyết định được chính xác địa điểm và thời gian khi nào họ có thể tiếp xúc với nhau.
Ukraina: Liệu tình trạng ở Donbass có trầm trọng thêm và vấn đề "Minsk-2"
Năm 2021, Kiev và Washington bắt đầu cáo buộc Liên bang Nga leo thang xung quanh Ukraina, thậm chí các phương tiện truyền thông phương Tây còn nêu ngày tháng - đầu năm 2022. Liên bang Nga nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này, tuyên bố rằng Nga không đe dọa bất kỳ ai và sẽ không tấn công bất kỳ nước nào. Hội nghị thượng đỉnh mới theo "định dạng Normandy" (Nga, Ukraine, Đức, Pháp) về giải quyết tình hình Donbass có khả năng xoa dịu căng thẳng xung quanh Ukraina, nhưng ngay cả trong vấn đề này mọi chuyện cũng không hề đơn giản.
Lần cuối cùng hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vào ngày 9 tháng 12 năm 2019, các bên thảo luận về triển vọng tương tác theo “định dạng Normandy" (Nga, Ukraine, Đức, Pháp), nhưng không có tiến triển rõ ràng nào. Quan điểm của Liên bang Nga là việc Kiev ngoan cố trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận Minsk sẽ cản trở việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh mới. Mặc dù Paris và Berlin tuyên bố trên lời nói về ý định khôi phục công việc của Bộ tứ, từ quan điểm thực tế, họ không cố gắng bằng mọi cách buộc Kiev triển khai thỏa thuận Minsk-2 một cách trọn vẹn.
Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng cho rằng, tuy Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng ủng hộ "định dạng Normandy" thông qua các kênh song phương với Moskva và Kiev, nhưng đồng thời cung cấp cho Kiev các thùng chứa vũ khí hóa học có thể được sử dụng với mục đích khiêu khích. Những mâu thuẫn này là trở ngại chính - chỉ có loại bỏ chúng mới có thể tin tưởng vào sự tiến triển. Tuy nhiên, không có triển vọng định dạng riêng thay thế do Kiev đề xuất cho các cuộc đàm phán trực tiếp về Donbass giữa các tổng thống Ukraina và Liên bang Nga, vì Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột nội bộ Ukraina.
Chưa thấy lối thoát ra khỏi đại dịch
COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm trong năm thứ hai, nhưng WHO hy vọng rằng đại dịch sẽ kết thúc vào năm 2022. Cuối năm 2021, biến chủng mới omicron đã xuất hiện thay thế chủng delta đang hoành hành trước đây. Theo WHO, omicron lây lan nhanh hơn và có thể bỏ qua tác dụng của các loại vắc xin hiện có. Một số chuyên gia cho rằng omicron lây lan có thể nhanh chóng lấn át tất cả các lựa chọn khác và trở thành "vắc xin sống" giúp tăng mức độ miễn dịch trong dân số thế giới, và coronavirus sẽ suy yếu đến mức tương tự như bệnh cúm theo mùa. Trong khi đó, vẫn chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ tử vong do biến chủng mới gây ra.
Theo các nhà khoa học, đại dịch sẽ không kết thúc với omicron, bởi vì các biến thể mới sẽ thay thế nó, và mức độ tiêm chủng càng thấp thì các đột biến mới sẽ hình thành ở các quốc gia khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đến giữa năm 2022, cần phải có 70% dân số ở mỗi quốc gia được tiêm chủng, trong khi trước đó tổ chức này cho biết đã không đạt được mục tiêu đặt ra là tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm 2021.
Phán quyết của tòa án về vụ MH17
Đến cuối năm 2022, tòa án ở Hà Lan sẽ công bố phán quyết trong vụ tai nạn máy bay Boeing (chuyến bay MH17) ở miền đông Ukraina năm 2014. Các ngày dự kiến sẽ là 22 tháng 9, 17 tháng 11 hoặc 15 tháng 12. Cuộc điều tra cho rằng cựu Bộ trưởng Quốc phòng DPR Igor Girkin (Strelkov) và ba thuộc cấp của ông - Sergei Dubinsky, Oleg Pulatov và Leonid Kharchenko có liên quan đến vụ tai nạn máy bay. Họ bị cáo buộc vận chuyển hệ thống tên lửa phòng không Buk từ Nga tới Ukraina, theo điều tra, chiếc máy bay đã bị Buk bắn hạ.
Trong phiên điều trần gần đây trong tháng 12, các công tố viên buộc tội cả 4 bị cáo đã bắn hạ máy bay khiến 298 hành khách thiệt mạng, yêu cầu kết án họ tù chung thân và đưa ra lệnh bắt giữ của tòa án. Đồng thời, lời buộc tội đối với họ dựa trên lời khai của các nhân chứng giấu tên và các tài liệu từ mạng xã hội. Các phiên điều trần sẽ tiếp tục vào ngày 7 tháng 3 năm 2022.
Khôi phục một phần vỏ máy bay Boeing 777 của Malaysia (chuyến bay MH17) để nghiên cứu bối cảnh vụ rơi máy bay ở miền Đông Ukraina ngày 17 tháng Bảy 2014 - Căn cứ quân sự Gilze-Reyen của Hà Lan
© Sputnik / Maksim Blinov
/ Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng cáo buộc Nga liên quan đến vụ tai nạn máy bay là không có cơ sở và cuộc điều tra là thiên vị và phiến diện.
Chính phủ mới của Đức
Ngày 8/12, kỷ nguyên của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người giữ chức vụ này trong 16 năm, chính thức kết thúc. Đảng viên Dân chủ Xã hội Olaf Scholz trở thành tân Thủ tướng. Theo các chuyên gia, ông sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại truyền thống của đất nước. Chính trị gia này có thái độ phê phán đối với Nga, vì thế không nên mong đợi bất kỳ điều bất ngờ nào theo hướng này. Berlin sẽ không theo đuổi chính sách độc lập, mà tuân theo chính sách của châu Âu.
Tân Tổng thống Pháp
Một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất của năm tới sẽ là bầu cử tân Tổng thống Pháp. Hơn 30 ứng cử viên đang tranh cử chức vụ này và có bốn phụ nữ. Trong số đó có thủ lĩnh của đảng cực hữu Marine Le Pen, người đứng đầu quận ở thủ đô Ile-de-France và đại diện cho đảng Cộng hòa trung hữu, Valerie Pécresse.
Sự công nhận Taliban*
Từng bước kiểm soát các khu vực khác nhau của Afghanistan, Taliban* chiếm Kabul hồi tháng 8 năm 2021 và quân đội phương Tây rời khỏi đất nước. Taliban* đã thành lập chính phủ, chủ yếu bao gồm các cựu chiến binh của phong trào. Ngay cả khi chỉ là lâm thời, chính quyền này thiếu sự đại diện chính trị và dân tộc rộng rãi. Tùy thuộc vào các bước thực hiện của phong trào để thành lập cơ quan có thẩm quyền bao trùm, cộng đồng thế giới sẽ đưa ra kết luận có công nhận phong trào, có khơi thông nguồn tài chính của đất nước đang bị đóng băng hay không. Các liên hệ đang được thực hiện, nhưng cho đến nay Taliban* vẫn đồng nghĩa với chủ nghĩa cực đoan và hành động khủng bố.
Trưng cầu dân ý về hiến pháp ở Belarus
Muộn nhất là cuối tháng 2 năm 2022, cuộc trưng cầu dân ý về việc sửa đổi hiến pháp của đất nước sẽ được tổ chức tại Belarus. Dự thảo cuối cùng vẫn chưa sẵn sàng, nhưng được biết ủy ban hiến pháp đề xuất sửa đổi 53 điều, giới thiệu 14 điều mới và loại bỏ 2 điều của hiến pháp. Kết quả là hình thức chính phủ Tổng thống sẽ vẫn được duy trì ở Belarus, nhưng sẽ có sự phân bổ lại quyền lực giữa Tổng thống, Quốc hội và Chính phủ.
Các sửa đổi là phản ứng của Tổng thống Alexander Lukashenko đối với làn sóng biểu tình mạnh mẽ hồi tháng 8 năm 2020. Các cải cách sẽ hạn chế phần nào quyền hạn của Tổng thống.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tại lễ nhậm chức
© Sputnik / Andrey Stasevich
/ Armenia, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ - liệu có tiến triển hay không
Câu hỏi chính trong năm tới đối với khu vực Nam Kavkaz là liệu quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan có bắt đầu hay không. Thỏa thuận hòa bình được ký kết hổi tháng 11 năm 2020 giữa Baku và Yerevan với sự trung gian của Moskva, đặc biệt là giải tỏa các hành lang vận tải ở Nagorno-Karabakh.
Vấn đề quan trọng nhất vẫn chưa được giải quyết – phân định biên giới giữa Azerbaijan và Armenia.
Đối với quan hệ của Armenia với đồng minh thân cận nhất của Azerbaijan là Thổ Nhĩ Kỳ, các bên đã chỉ định đại diện đặc biệt cho các cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ.
Trung Quốc: Lãnh đạo "thế hệ thứ sáu" xuất hiện, hay là tiếp nối thời đại Tập Cận Bình
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào năm tới. Đại hội này sẽ bầu Tổng bí thư của Đảng trong 5 năm tới, người đồng thời giữ chức Chủ tịch CHND Trung Hoa. Nếu người đứng đầu đất nước hiện tại Tập Cận Bình được chấp thuận, thì tháng 3 năm 2023, NPC (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) rất có thể sẽ bầu ông ta làm Chủ tịch nước CHND Trung Hoa thêm 5 năm nữa, tức là nhiệm kỳ thứ ba.
Với thực tế là dưới thời Tập Cận Bình, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) đã thực sự dỡ bỏ các hạn chế đối với hai nhiệm kỳ 5 năm và Trung Quốc đã đạt được mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo đói cùng cực, và giờ đây, đất nước đang phải đối mặt với với nhiệm vụ đưa đất nước trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hùng mạnh vào năm 2049, có khả năng khá lớn là nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc tiếp tục ý tưởng phát triển Trung Quốc "trong kỷ nguyên mới", được thông qua vào năm 2021. Rất có thể, nếu "kỷ nguyên" của Tập Cận Bình tiếp tục, tình hữu nghị của Trung Quốc với Nga sẽ tăng cường hơn nữa. Nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy điều này không chỉ bởi lịch sử quan hệ tốt đẹp lâu dài giữa Moskva và Bắc Kinh và tầm nhìn gần như tương đồng về thế giới, mà còn bởi đối thủ chính của CHND Trung Hoa trên trường thế giới là Mỹ. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục, trước sức mạnh ngày càng tăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và "cuộc chinh phục" những đỉnh cao mới trên bản đồ thế giới, điều mà Washington lo ngại và không mong muốn.
*Tổ chức đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc vì các hoạt động khủng bố