Bộ Ngoại giao Trung Quốc: AUKUS có thể phá vỡ chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân

MOskva (Sputnik) - Thỏa thuận quốc phòng ba bên thu hút sự chỉ trích gay gắt trên thế giới AUKUS giữa Mỹ, Anh và Úc có thể khiến cho chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân bị phá vỡ, Cục trưởng Cục Kiểm soát Vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Cong tuyên bố tại cuộc họp báo hôm thứ Ba.
Sputnik

Nguyên nhân quan ngại

"AUKUS, đặc biệt là thỏa thuận ba bên về phát triển tàu ngầm hạt nhân, là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Điểm mấu chốt của vấn đề là nếu kế hoạch này được thực hiện, điều đó có nghĩa là hai quốc gia hạt nhân Mỹ và Anh sẽ bàn giao uranium cấp độ vũ khí cho Australia, không phải là quốc gia hạt nhân", - Nhà ngoại giao cho biết.

Ông nhấn mạnh rằng hệ thống đảm bảo hiện tại của IAEA không đưa ra bất kỳ cách nào để xác minh rằng Australia sẽ không sử dụng các vật liệu thích hợp để chế tạo vũ khí hạt nhân.

"Vì vậy, cùng với nhiều nước khác, Trung Quốc cực kỳ quan tâm đến sự hợp tác này", - ông Fu Cong cho biết và nói thêm rằng Trung Quốc đang thúc đẩy việc thành lập một ủy ban đặc biệt trong IAEA để thảo luận về các tác động pháp lý, chính trị và kỹ thuật của thỏa thuận này.

Theo ông, “sự hợp tác ba bên về tàu ngầm hạt nhân này sẽ tạo ra tiền lệ cực kỳ tiêu cực”.

"Chúng tôi cho rằng đây sẽ là hành vi lợi dụng lỗ hổng trong hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, và nếu nhiều quốc gia làm điều này, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc chế độ không phổ biến hạt nhân sụp đổ" - ông Fu Cong nhấn mạnh.

Ông Fu Cong cũng lưu ý rằng, bằng cách ký kết thỏa thuận như vây, các quốc gia luôn tuyên bố dẫn đầu các nỗ lực quốc tế trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí hạt nhân này đã thể hiện các tiêu chuẩn kép.
Nhà Trắng gọi việc thành lập AUKUS là thành tựu của năm 2021

Thành lập AUKUS

Giữa tháng 9, Australia đã ký thỏa thuận quốc phòng và an ninh với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ theo quan hệ đối tác AUKUS và tuyên bố rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm trị giá 56 tỷ euro với công ty Naval Group của Pháp. Theo thỏa thuận, Australia mua 12 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda do Pháp chế tạo. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian khi đó gọi quyết định phá bỏ thỏa thuận của Australia là "nhát dao đâm sau lưng".
Trong cuộc tiếp xúc gần đây giữa các nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các bên cho rằng khối AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) phá hoại cân bằng hạt nhân và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Thảo luận