“Về vấn đề hầm chứa, tôi cũng đã đọc thông tin về việc này, nhưng đó là những thông điệp trái ngược nhau, có người nói đây là hầm chứa tên lửa, có người nói rằng đây là máy phát điện gió. Tôi không có tư cách xác nhận bất kỳ thông tin nào. Nhưng tôi có thể nói rằng việc tính toán quy mô lực lượng hạt nhân của Trung Quốc dựa trên những hình ảnh này không phải là chuyện nghiêm túc", - nhà ngoại giao nói.
Các điểm bố trí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc
Năm ngoái, một số hãng truyền thông Mỹ đưa tin rằng Trung Quốc xây dựng ít nhất ba điểm bố trí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đầu tiên, tờ Washington Post dẫn lời các chuyên gia Mỹ đưa tin rằng CHND Trung Hoa đã bắt đầu xây dựng hơn 100 bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gần Yumen, tỉnh Cam Túc. Sau đó, tờ New York Times, dẫn lời các chuyên gia, viết rằng Trung Quốc bắt đầu xây dựng 110 hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở Khu tự trị Tân Cương. Washington Times tuyên bố địa điểm thứ ba, được cho là ở phía tây Trung Quốc, nơi hơn 100 tên lửa Dongfeng 41 mới sẽ được triển khai. Theo tờ Washington Times, các báo cáo tình báo kết luận việc Trung Quốc xây dựng hầm chứa tên lửa dựa trên hình ảnh vệ tinh được chụp năm 2021. Theo báo chí Mỹ, các quan chức Mỹ cho biết có khoảng 350-400 tên lửa hạt nhân tầm xa triển khai tại ba căn cứ tên lửa này.
Về phần mình, tờ "Nhân dân Nhật báo", dẫn nguồn từ các chuyên gia quân sự Trung Quốc, đưa tin rằng các nhà phân tích Mỹ đã nhầm lẫn nền tảng máy phát điện gió thành hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.