EU gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga đến ngày 31 tháng 7 năm 2022

Moskva (Sputnik) - EU đã chính thức gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga cho đến ngày 31 tháng 7 năm 2022, Liên minh châu Âu cho biết trong một tuyên bố.
Sputnik

“Hôm nay, Hội đồng EU quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế đang có hiệu lực liên quan đến một số lĩnh vực nhất định trong nền kinh tế Nga, cho đến ngày 31 tháng 7 năm 2022” – tuyên bố cho biết.

Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 12 ở Brussels, các nhà lãnh đạo EU nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Các nhà lãnh đạo châu Âu sau đó cũng kêu gọi Nga "bắt đầu thực hiện các thỏa thuận Minsk."
Ngoại trưởng Lavrov: Mỹ hứa sẽ phản hồi bằng văn bản đối với đề xuất đảm bảo an ninh của Nga
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của EU, có hiệu lực hơn bảy năm, nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng và quốc phòng ở Nga. Đặc biệt, đối với một số ngân hàng và công ty của Nga, khả năng tiếp cận thị trường vốn sơ cấp và thứ cấp của EU bị hạn chế, lệnh cấm nhập khẩu và xuất khẩu vũ khí và hàng hóa lưỡng dụng đã được đưa ra. Ngoài ra, Liên minh châu Âu hạn chế sự tiếp cận của phía Nga đối với một số công nghệ và dịch vụ phục vụ khai thác và thăm dò dầu khí.

Các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Nga

Ban đầu, các biện pháp trừng phạt này được Liên minh châu Âu đưa ra vào ngày 31 tháng 7 năm 2014 với thời hạn một năm. Tháng 3 năm 2015, thời hạn các lệnh trừng phạt được liên kết với "việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk." Kể từ đó, các hạn chế đã được gia hạn sáu tháng một lần. Trước khi quyết định gia hạn biện pháp trừng phạt, các nước EU đánh giá việc thực hiện thỏa thuận Minsk. Lần gia hạn các biện pháp trừng phạt tiếp theo được dự kiến ​​vào cuối tháng 1 năm 2022.
Moskva đã thực hiện các biện pháp trả đũa, hướng tới việc thay thế nhập khẩu, và đã nhiều lần tuyên bố rằng nói chuyện với Nga bằng ngôn ngữ trừng phạt là phản tác dụng. Moskva cũng nhiều lần tuyên bố Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraina và không phải là đối tượng của các thỏa thuận giải pháp Minsk.
Điện Kremlin: kết quả đàm phán giữa Nga và Hoa Kỳ sau hai vòng không thành công
Thảo luận