Trung Quốc phát triển thông qua sự chuyển đổi kỹ thuật số

Trung Quốc sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế. Điều này được nêu trong kế hoạch hành động phát triển nền kinh tế số đến năm 2025 do Quốc vụ viện CHND Trung Hoa công bố.
Sputnik
Đồng thời, tài liệu cũng nhấn mạnh đến việc cần phải giải quyết một số vấn đề về cơ cấu, bao gồm sự thiếu đổi mới trong các lĩnh vực then chốt, cũng như những sai sót trong hệ thống quản trị kỹ thuật số.
Theo quy hoạch, đến năm 2025, giá trị gia tăng của các ngành then chốt nền kinh tế số đạt 10% GDP và có đến 60 triệu người người sử dụng Internet băng thông rộng tốc độ tối đa từ 1 Gbps l. Trọng tâm sẽ là đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, bao gồm các trung tâm dữ liệu tích hợp quốc gia, các cấu trúc điều phối phân chia sức mạnh tính toán, tạo ra các thuật toán và phát triển các ứng dụng để sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Có tính đến luật bảo mật dữ liệu được thông qua vào mùa hè năm ngoái, đến năm 2025 lên kế hoạch tạo ra một hệ thống trao đổi dữ liệu thị trường chính thức theo quy định của pháp luật. Để thực hiệnđiều này, dự định cần phải tạo ra các cơ chế mới để phát triển và sử dụng dữ liệu như một yếu tố mới trong sản xuất.
Trung Quốc phát triển công tố viên kỹ thuật số

Xuất khẩu để đầu tư

Trung Quốc đã duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nhiều năm thông qua mô hình dựa vào xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, khi sự giàu có của quốc gia tăng lên, mô hình tăng trưởng này bắt đầu trở nên lỗi thời. GDP bình quân đầu người trong 10 năm đã tăng hơn gấp đôi so với bình quân cả nước. Ở các thành phố ven biển phát triển, Trung Quốc đang tiệm cận mức các nước giàu có trung bình về chỉ số này. Trung Quốc không còn có thể tự hào về nguồn lao động giá rẻ, điều này làm giảm sức hấp dẫn của đất nước với tư cách là công xưởng toàn cầu. Các khoản đầu tư như một động lực thúc đẩy tăng trưởng cũng có giới hạn. Tất nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn hỗ trợ tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao do các khoản đầu tư vốn nghiêm túc. Nhưng đồng thời, sự mất cân đối cơ bản trong nền kinh tế đang xuất hiện, dẫn đến việc dư thừa và kém hiệu quả về kinh tế của cơ sở hạ tầng, nợ xấu, lượng lớn vốn đòn bẩy tồnđọng trong nền kinh tế các địa phương (theo Goldman Sachs, nợ chính quyền địa phương năm 2021 đạt 8000 tỷ đô la), cũng như sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản.
Để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình, Trung Quốc cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chuyên sâu - tức là nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Chuyển đổi kỹ thuật số chỉ có thể tạo ra các điều kiện cho quá trình này. Hơn nữa, lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành khác, Liu Dian, nhà nghiên cứu đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Phúc Đán, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Liệu Trung Quốc có thể nêu tấm gương về việc chuyển đổi số thành công để tăng trưởng kinh tế?

Có những rào cản nhất định đối với sự phát triển nền kinh tế số

Thứ nhất, Trung Quốc vẫn đi sau các nước dẫn đầu thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, về một số công nghệ cơ bản, chẳng hạn như sản xuất chất bán dẫn. Lợi dụng tình hình này, Washington gây áp lực trừng phạt lên các công ty Trung Quốc, đưa họ vào danh sách đen và hạn chế quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Một số doanh nghiệplớn nhất của Trung Quốc, bao gồm Huawei, SMIC, Sensetime và những công ty khác, đã gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc phát triển hơn nữa năng lực của chính mình do hạn chế tiếp cận các công nghệ quan trọng.
Tài liệu do Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố nói lên tầm quan trọng của việc tạo ra sảnphẩm của chính mình trong nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tự nó mang theo những rủi ro trong xã hội. Liu Dian nhấn mạnh, điều quan trọng là phải đảm bảo phân phối công bằng các nguồn tài nguyên kỹ thuật số để tình trạng bất bình đẳng không trở nên trầm trọng hơn.
Theo chuyên gia, nhiệm vụ hàng đầu là đẩy nhanh sự phát triển của Internet công nghiệp để quá trình chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ ảnh hưởng đến phân khúc người dùng mà còn lên toàn bộ ngành công nghiệp nói chung.
Bản thân sự phát triển của cái gọi là cơ sở hạ tầng mới là yếu tố then chốt của kế hoạch 5 năm hiện tại. Các trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng viễn thông, trạm sạc xe điện, thành phố thông minh đều phải phục vụ các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là khử cacbon, cải thiện mức sống người dân, cũng như tăng tỷ trọng giá trị gia tăng được tạo ra trực tiếp tại Trung Quốc.
Trung Quốc thay thế nhân công bằng robot

Đã có những thành công trong quá trình thực hiện

Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng trạm sạc cho xe điện - con số vượt quá 1 triệu vào năm 2019, trong khi ở EU, chẳng hạn, chỉ hướng tới chỉ số này vào năm 2025. Trung Quốc lắp đặt hơn 1,3 triệu trạm gốc 5G, đến năm 2025, mật độ phủ sóng sẽ là 25 trạm thu phát 5G cho mỗi 10 nghìn người. Cũng có những thành tựu tốt trong nghiên cứu cơ bản. Năm 2021, Trung Quốc thu hút được 131 tỷ USD đầu tư mạo hiểm, gấp 1,5 lần so với một năm trước đó. Và trong khi với chỉ số này Mỹ lớn gấp đôi Trung Quốc, thì trong các lĩnh vực quan trọng như sản xuất chip, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào triển vọng của Trung Quốc. Các công ty sản xuất chip và chất bán dẫn cũng như các công ty khởi nghiệp Trung Quốc đã huy động được 8,8 tỷ USD đầu tư vào năm ngoái. Để so sánh, các đối thủ cạnh tranh của Mỹ chỉ huy động được 1,3 tỷ USD trong cùng kỳ.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận