"Có thể đánh giá một xã hội khi xét xem các thành viên của xã hội đó chết trong trạng thái như thế nào. Nhiều cư dân ở cả các nước phát triển cũng như đang phát triển có cái chết rất thảm: không được ở nơi họ muốn, không được đối xử tử tế và khổ sở đau đớn không hiểu gì về bệnh tật của mình, tiêu tốn toàn bộ số tiền tiết kiệm và đôi khi ân hận về các liệu trình điều trị mà họ đã trải qua", - chuyên gia Eric Finkelstein từ ĐHTH Duke (Hoa Kỳ) nhận xét.
Tiêu chí lựa chọn xác định đất nước
Để tổng hợp bảng xếp hạng, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hỏi ý kiến hơn 1.200 người đang chăm sóc bệnh nhân «gần đất xa trời»: theo ý kiến của họ, điều gì là quan trọng nhất đối với người bệnh ở khoảng cuối đời? Sau đó, dựa trên cơ sở cuộc khảo sát đầu tiên các nhà khoa học yêu cầu 181 chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ đau đớn từ khắp các nước trên thế giới đánh giá hệ thống chăm sóc của đất nước họ theo 13 thang điểm. Trong số các thang điểm này bao gồm: sẵn có các phương tiện giảm đau và mức độ thoải mái nói chung, khả năng xử lý tốt và những thứ khác phần nhiều gắn với chất lượng cuộc sống trước khi từ trần chứ không phải là bản thân sự chết.
Vậy đâu là nơi tốt nhất để chết?
Nhận được mức điểm cao nhất trong bảng xếp hạng là Vương quốc Anh. Tiếp theo là Ireland, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc và Costa Rica, tất cả đều nhận được đánh giá loại A. Hoa Kỳ nhận được điểm loại C và xếp thứ 43 trên 81. Trong hạng tồi tệ nhất về cơ bản là các nước nghèo với ít tài nguyên.
Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng điển hình Hoa Kỳ chứng tỏ rằng không có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự giàu có và cái chết thoải mái. Theo quan điểm của các chuyên gia, y học Hoa Kỳ đầu tư nguồn lực đến cùng vào việc kéo dài tuổi thọ, chứ không phải là để gia tăng sự thoải mái trong những ngày cuối đời của con người.