Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước đó tuyên bố rằng thay đổi trong hiến pháp Belarus có thể dẫn đến việc triển khai các lực lượng hạt nhân của Nga trên lãnh thổ của nước cộng hòa này. Theo đại diện của cơ quan ngoại giao, những thay đổi được đề xuất với hiến pháp được cho là bao gồm các diễn đạt, theo đó có thể hiểu như cách "mở đường cho Nga triển khai lực lượng đồn trú trên lãnh thổ Belarus."
Nga chờ phản hồi về các đề xuất đảm bảo an ninh
Ông Dzhabarov nói: “Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đề xuất triển khai lực lượng hạt nhân của Nga trên lãnh thổ Belarus nếu cần thiết. Nhưng theo tôi biết thì mới chỉ là câu chuyện, chưa có các đàm phán tiếp theo về vấn đề này”.
Theo ý kiến của ông, các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói lên mong muốn "đấu cơ bắp" sau những đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh.
Đồng thời, thượng nghị sĩ nhắc lại rằng cả Nga và Belarus đều là những quốc gia có chủ quyền tuyệt đối và có quyền đưa ra bất kỳ quyết định nào để đảm bảo an ninh của họ.
"Tôi nghĩ rằng những tuyên bố này của Bộ Ngoại giao chỉ là một cuộc giao tranh bằng lời. Chúng tôi đang chờ phản hồi đối với các đề xuất của mình về đảm bảo an ninh, phần còn lại là thứ yếu", - ông Dzhabarov nói.