Cần lưu ý rằng Moskva đã tìm cách giảm được sự phụ thuộc vào các nguồn ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài và các khoản vay nợ bên ngoài. Ngoài ra, ấn phẩm cũng ghi nhận sự tăng trưởng nguồn dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, cũng như việc nước này duy trì dư nợ nước ngoài ở mức 20% GDP và ý định giảm chỉ số này trong tương lai. Chiến lược đó giúp Nga có khả năng ít phải sợ hãi các biện pháp hạn chế. Ngoài ra, mối đe dọa áp đặt các biện pháp của phương Tây đang trở thành yếu tố răn đe ngày càng kém hiệu quả hơn đối với Moskva.
Tờ báo chỉ ra rằng lợi thế của Moskva so với Brussels là EU vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu khí của Nga. Đồng thời, hầu hết các nước châu Âu trên thực tế không làm gì để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng này.
Ngày 18/1, các nhà phân tích của Capital Economics cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina có thể khiến giá khí đốt lên cao đến mức kỷ lục. Các chuyên gia cho rằng căng thẳng về địa chính trị có nguy cơ kích thích hiện tượng tăng giá phi mã trên thị trường nhiên liệu. Viễn cảnh như vậy có thể xảy ra nếu việc xuất khẩu năng lượng từ Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt, cũng như nếu Moskva bắt đầu sử dụng nguồn cung cấp khí đốt làm đòn bẩy gây sức ép.