Theo ý kiến của ông, trước đó, lập trường của chính trị gia này trong mối quan hệ với Nga được “tư tưởng hóa” nhiều hơn, bà “muốn tạo ra một đống đổ nát dưới đáy biển Baltic từ “Dòng chảy phương Bắc-2”. Tuy nhiên, giờ đây, nhà khoa học chính trị lưu ý, Baerbock sẽ không mâu thuẫn với tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đang thiết lập một cuộc đối thoại mang tính xây dựng hơn với Nga.
“Chuyến thăm của Baerbock tới Nga đã cho thấy một điều hoàn toàn khác. Bà ấy không nói rằng sẽ không có “Dòng chảy phương Bắc-2”, ngược lại, bà ấy đã quay ngoắt 180 độ”, - Rahr nhấn mạnh.
Nhà khoa học chính trị lưu ý, Baerbock nói rằng Đức "vẫn sẽ cần khí đốt từ Nga trong nhiều năm tới" và nước này muốn có nguồn cung cấp khí đốt đáng tin cậy.
Theo ông Rahr, nếu cuộc đối thoại giữa Đức và Nga thành công, thì sẽ lại xuất hiện sự tin cậy cần thiết, điều này sẽ giải tỏa căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và châu Âu.