“American Dream” của VinFast, Bamboo Airways, Thaiholdings khi IPO trên đất Mỹ

Trong khi tin tức về việc VinFast của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng chuẩn bị IPO trên sàn chứng khoán Mỹ trở nên rầm rộ, nhiều ông lớn khác như VNG, Thaiholdings (của bầu Thụy), Bamboo Airways của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, Tiki cũng không chịu thua kém.
Sputnik
Việc nhà sản xuất xe ô tô Việt Nam VinFast, kỳ lân công nghệ VNG, sàn thương mại Tiki, hay Thaiholdings cùng nhiều doanh nghiệp Việt khác tìm kiếm cơ hội IPO ở Mỹ được kỳ vọng sẽ nâng cao vị thế đất nước, mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn dồi dào, tính thanh khoản cao trên thị trường toàn cầu.

Thương vụ IPO của VinFast

Như Sputnik đã thông tin, tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng đã có nhiều “nước cờ” táo báo chuẩn bị cho thương vụ IPO VinFast tại Mỹ.
Mới đây, trong danh sách những thương vụ IPO được kỳ vọng nhất năm 2022 của Yahoo Finance, VinFast dẫn đầu danh sách kỳ vọng, hãng xe quốc dân của Việt Nam, đứa con cưng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được định giá lên đến 60 tỷ USD.
Yahoo Finance cho rằng, sự kiện IPO của nhà sản xuất xe ô tô Việt Nam VinFast là một trong những thương vụ đáng mong đợi nhất năm 2022 này.
Như đã biết, VinFast là đơn vị thành viên của Vingroup, đang chuyển hướng sang sản xuất xe điện, từ bỏ xe xăng, nhắm đến thị trường Mỹ và châu Âu sau khi chinh phục thành công chính người tiêu dùng Việt Nam ở thị trường nội địa.
Avery Spear khẳng định với Yahoo Finance rằng, xe điện đang là một lĩnh vực rất nóng. Thực tế, năm 2021, các thị trường đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vận chuyển toàn cầu, COVID-19 và lạm phát gia tăng. Bất chấp những rủi ro đó, một số lớn công ty đã lên sàn. Có thể kể đến hai nhà sản xuất xe mới Lucid và Rivian.
Việt Nam nhập kỷ lục xe ô tô nguyên chiếc, Hongqi Trung Quốc vs VinFast Việt Nam
“Họ đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng. Rivian đã có màn ra mắt thành công”, Yahoo Finance lưu ý và đây có thể được coi là động lực để VinFast đẩy nhanh hơn quá trình IPO tại Hoa Kỳ của mình.
Đồng thời, như Bloomberg trước đó khẳng định, với mức định giá dự kiến từ 25 - ​​60 tỷ USD, VinFast sẽ thâm nhập vào thị trường Mỹ đang có làn sóng đầu tư vào xe điện, tiêu biểu Tesla của Elon Musk có mức định giá tăng vọt lên 1 nghìn tỷ USD hay Rivian khi IPO vào tháng 11 đã huy động được gần 12 tỷ USD. Mọi cơ hội đều đang để ngỏ với nhà sản xuất xe Việt Nam.
Như đã biết, VinFast đã công bố hai mẫu xe điện VF e35 và VF e36, tại Triển lãm ôtô Los Angeles vào tháng 11/2021, đồng thời, có kế hoạch mở 60 showroom ô tô ở Mỹ vào năm 2022. VinFast cũng mang 3 mẫu xe điện mới từ phân khúc A tới C đến CES 2022 vừa qua. Hãng xe của ông Vượng đã lên kế hoạch nhận đơn đặt hàng trong nửa đầu năm nay và các sản phẩm xe hơi sẽ ra mắt thị trường vào thời điểm cuối năm.
Như Sputnik đưa tin, VinFast đã làm việc với các nhà tư vấn là các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới để IPO vào nửa sau năm 2022 ngay trên đất Mỹ.
Trước đó, vào tháng 12/2021, họ có động thái đáng chú ý là tái cấu trúc trước khi IPO tại Hoa Kỳ. Theo đó, HĐQT Vingroup đã phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ 51,52% vốn góp tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast Việt Nam) cho VinFast Trading and Investment Pte.Ltd., một công ty con của Tập đoàn Vingroup có trụ sở chính tại Singapore (VinFast Singapore).
Sau khi hoàn thành quá trình tái cấu trúc, Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% vốn của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast Việt Nam. Tập đoàn vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích 51,52% trong VinFast Việt Nam như hiện tại.
Sau đó, xuất hiện một số quan điểm tranh luận xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Vingroup, đồng thời cũng là CEO VinFast toàn cầu, bà Lê Thị Thu Thủy đã giải đáp lý do chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp từ VinFast Việt Nam sang VinFast Singapore.
Sự trỗi dậy của VinFast và kỳ vọng thị trường ô tô Việt năm 2022
Theo bà Thủy, việc niêm yết các công ty Việt Nam tại nước ngoài chưa thực hiện được do thiếu sự liên thông về pháp lý và các cơ chế phối hợp liên quan. Vì vậy, VinFast bắt buộc phải thực hiện việc niêm yết qua VinFast Singapore vì Singapore là nước đã có sự liên thông với Mỹ trong lĩnh vực này.
“Việc niêm yết thành công sẽ mở ra cơ hội cho VinFast có thể tiếp cận các nguồn vốn quốc tế để phục vụ cho chiến lược kinh doanh của mình, vị thế của VinFast cũng sẽ được nâng lên, góp phần đưa VinFast trở thành thương hiệu toàn cầu”, bà Lê Thị Thu Thủy nói.
Hãng xe Trung Quốc ra mắt ‘cực phẩm’ tại Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh với VinFast?
Cần nhắc lại rằng, khi được Bloomberg dự báo VinFast dự kiến có giá trị từ 25 tỷ USD đến 60 tỷ USD sau IPO. Khi đó, VinFast vẫn chưa quyết định sẽ niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) hay chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Đồng thời, đợt IPO có thể huy động ít nhất 2 tỷ USD.
Về phần mình, dù không tiết lộ phương án cụ thể IPO của VinFast, bà Thủy cho biết VinFast sẽ chỉ bán 5-10% cổ phần, tức là nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ nắm giữ tối đa 10% vốn điều lệ công ty. Điều này được cho là để nhằm đáp lại dư luận lo ngại VinFast mất đi bản sắc Việt Nam, được Chính phủ Việt Nam ưu đãi nhưng lại đi đóng thuế cho nước ngoài.
Trả lời rõ ràng về vấn đề việc tái cấu trúc VinFast có làm thay đổi bản chất thương hiệu xe – VinFast có còn là xe của Việt Nam hay không, bà Thủy nêu rõ, VinFast là thương hiệu ô tô Việt 100% và mãi mãi là doanh nghiệp Việt.
Phó Chủ tịch Vingroup nêu rõ, việc chuyển nhượng 51,52% và Tập đoàn Đầu tư Việt Nam chuyển nhượng 48,38% vốn cổ phần trong VinFast Việt Nam cho VinFast Singapore chỉ là “giải pháp kỹ thuật thuần túy, hoàn toàn không thay đổi chủ sở hữu công ty”.
“Việc tái cơ cấu này không làm thay đổi bản chất VinFast Việt Nam vẫn là pháp nhân tại Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Thủy nhấn mạnh.
VinFast sắp IPO tại Mỹ, Vingroup tính toán những gì?

“American Dream” – Giấc mơ không của riêng VinFast

Được biết, ngoài VinFast, nhiều ông lớn tại Việt Nam khác như Tiki, VNG, Bamboo Airways, Thaiholdings cũng đang nhắm đến việc IPO tại Mỹ.
Theo Yahoo Finance, cần lưu ý, không phải bất cứ doanh nghiệp nào muốn IPO tại Mỹ cũng thành công. Tất cả đều cần những bước đi chiến lược, có sự tính toán kỹ càng, chặt chẽ.
Thực tế, tham vọng niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hay quốc tế không phải là mới đối với doanh nghiệp Việt.
Trước VinFast, Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Việt Nam (Cavico) từng niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) với mã CAVO. Quá trình niêm yết được thực hiện thông qua hình thức SPAC.
Cavico chính thức được chấp thuận niêm yết vào năm 2009, tuy nhiên 2 sau đó lại bị hủy niêm yết.
Hãng hàng không Bamboo Airways của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết (người vừa tạo một phen “sóng gió” trên thị trường chứng khoán Việt Nam với thương vụ bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC) cũng từng đặt mục tiêu IPO tại Mỹ trong quý 3/2021, với mức định giá 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, có thể thấy, kế hoạch của Hàng không Tre Việt cũng như cá nhân ông Quyết vẫn chưa thực hiện được.
Theo thông tin cập nhật mới nhất, Bamboo Airways cho biết hãng sẽ dự kiến giao dịch cổ phiếu trên UPCoM vào quý 1/2022. Ngoài ra, Bamboo Airways cũng đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ chào bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York, Hoa Kỳ.
Ngoài VinFast, Bamboo Airways, Tiki cũng là một cái tên tham vọng về “American Dream - Giấc mơ Mỹ”.
VinFast: Hãng xe hiếm hoi trên thế giới có chế độ bảo hành 'khủng'
Tiki vốn là một hệ sinh thái thương mại tất cả trong một, gồm các công ty thành viên như Công ty cổ phần Ti Ki ("TiKi") là đơn vị thiết lập, tổ chức sàn thương mại điện tử www.tiki.vn để các Nhà bán hàng thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử; Công ty TNHH Tikinow Smart Logistics ("TNSL") là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics đầu-cuối, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính cho Sàn thương mại điện tử www.tiki.vn; Công ty TNHH MTV Thương mại Ti Ki ("Tiki Trading") là đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử; Đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn Giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26 ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên khắp Việt Nam.
Được biết, sàn thương mại điện tử top 3 của Việt Nam huy động về 258 triệu USD từ vòng gọi vốn Series E, tiệm cận mức định giá 1 tỷ USD. Sau sự kiện này, ông Trần Ngọc Thái Sơn – CEO Tiki khẳng định, công ty dự định kế hoạch niêm yết tại Mỹ trong vòng 1 năm tới, sớm hơn nhiều kế hoạch ban đầu là năm 2025.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tiki cũng nêu rõ, việc IPO có thể thông qua một công ty SPAC như chiến lược mà VinFast thực hiện.
Cần lưu ý rằng, SPAC là một công ty rỗng được các nhà đầu tư lập nên với mục đích duy nhất là huy động vốn thông qua một vụ IPO để cuối cùng thâu tóm một công ty khác.
Một SPAC được thành lập bởi một nhóm nhà tài trợ (sponsors), thường là những nhà đầu tư nổi tiếng, các công ty đầu tư cổ phần tư nhân, hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm.
Hồi giữa năm 2021, Công ty CP Tiki (Việt Nam) đã chuyển phần lớn cổ phần sang cho Tiki Global (Singapore), được thành lập với vai trò hỗ trợ kế hoạch IPO và huy động vốn, bước đi cũng không khác nhiều so với những gì mà Vingroup của ông Vượng đã làm, trên thực tế.

VNG, Thaiholdings tìm kiếm cơ hội IPO ở Mỹ

VNG, một công ty công nghệ Việt Nam với 4 mảng sản phẩm chính là Trò chơi trực tuyến, Nền tảng kết nối, Thanh toán điện tử và Dịch vụ điện toán đám mây. Tiền thân của VNG là công ty Vinagame được thành lập vào tháng 9 năm 2004 cũng theo đuổi “Giấc mơ Mỹ”.
Cụ thể, công ty trò chơi trực tuyến Việt Nam từng được đầu tư bởi quỹ tài sản Singapore GIC, cũng cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua sáp nhập với một SPAC.
Nước cờ táo bạo: VinFast có giúp Việt Nam vượt Thái Lan thành cường quốc xe điện?
Hồi tháng 8 năm ngoái, hãng tin Bloomberg tiết lộ, Công ty Công nghệ và Internet hàng đầu Việt Nam này - một trong hai kỳ lân công nghệ của đất nước cùng với VNLIFE thời điểm đó cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua sáp nhập với một SPAC.
Báo phương Tây nhấn mạnh, thương vụ này có thể định giá VNG ở mức 2 – 3 tỷ USD.

“Kỳ lân đầu tiên của Việt Nam này đã có kế hoạch niêm yết trên Nasdaq từ năm 2017”, theo Bloomberg.

Cùng với đó, VNG được cho là đang tìm cách huy động 200-300 triệu USD từ các nhà đầu tư nhằm mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình. Công ty Việt Nam này cũng đang đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt khoảng 330 triệu USD trong năm nay, tăng khoảng 26% so với con số năm 2020.
Các sản phẩm của VNG hiện có hơn 80 triệu người dùng. Game vẫn là mảng kinh doanh chính của công ty, đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu. Ngoài ra, VNG đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang một số ngành dọc, như mạng xã hội (Zalo), truyền thông trực tuyến (Zing News), thanh toán kỹ thuật số (ZaloPay) và dịch vụ đám mây (VNG Cloud).
Ngoài những “ông lớn” này, Thaiholdings của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) mới đây thông báo muốn IPO doanh nghiệp mới thành lập là Thaispace tại thị trường chứng khoán Mỹ ngay trong năm nay.
Được biết, Thaispace được lập ra với mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030 của Chính phủ. Giai đoạn 2026-2030, Thaispace kỳ vọng có chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ tại Phú Quốc, nếu được các cơ quan quản lý cấp phép. Cùng với đó, Thaiholdings cách đây không lâu cũng mới đề xuất xây khu du lịch có cảng hàng không vũ trụ với tổng vốn đầu tư tới 30.000 tỷ đồng.
Thảo luận