Cơn nghiện đường. Bác sĩ cho biết về hậu quả của việc ngừng ăn đồ ngọt đột ngột

Nhiều người vì cố gắng giảm cân nên muốn từ bỏ đồ ngọt. Chuyên gia dinh dưỡng Anna Melekhina cho Sputnik biết, điều này có thể dẫn đến hậu quả gì và làm thế nào để giảm tác động tiêu cực của việc kiêng đường kiểu này.
Sputnik
“Nghiện đường vẫn chưa được chứng minh một cách khoa học, vì vậy không có cái thực sự gọi là lên cơn nghiền đường. Nhưng những người quen dùng nhiều đường thì khi đột ngột bỏ sẽ có cảm giác rất khó chịu như kiểu con nghiện thèm thuốc. Người đó có cảm giác bị mất năng lượng, vì thức ăn ngọt là nguồn cung cấp carbohydrate cho anh ta, và do đó, là nguồn năng lượng chính”, - Anna Melekhina giải thích.

Khi lấy một thứ gì đó khỏi cơ thể, chúng ta cần phải bù đắp nó

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu bạn muốn giảm lượng đường nạp vào cơ thể và không bị “lên cơn nghiền đường” thì cần tìm một loại đồ ngọt thay thế phù hợp.

"Nếu bạn chỉ loại bỏ đường và không bổ sung bất cứ thứ gì đổi lại thì sẽ bị thâm hụt carbohydrate và thâm hụt năng lượng. Nhiệm vụ của chúng ta là khi giảm lượng đường phải tăng cường hấp thụ các loại carbohydrate khác. Thông thường khi làm việc với các bệnh nhân của mình, tôi thường bắt đầu bằng cách tăng lượng carbohydrate phức hợp chứ không phải là bằng cách giảm đường. Người đó vẫn cho phép mình ăn bánh mì, mì ống, cơm và khoai tây, dẫn đến giảm nhu cầu sinh lý về đường và anh ta cảm thấy thoải mái. Nếu chúng ta lấy đi thứ gì đó khỏi cơ thể, thì điều này phải được bù đắp. Mà tốt nhất là cung cấp trước, sau đó mới lấy đi”, -Anna Melekhina khuyên.

«Hương vị Nga». Du khách Trung Quốc ca ngợi những món đồ ngọt tuyệt vời nhất quả đất
Thảo luận