Hôm thứ Tư, Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) ở Strasbourg đã bắt đầu xem xét các khiếu kiện từ Hà Lan và Ukraina chống Nga trong vụ chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi ở Donbass năm 2014. Phiên điều trần đầu tiên đề cập đến câu hỏi chấp nhận đơn kiện chung của Hà Lan và Ukraina chống Nga về vụ máy bay Boeing của Malaysia bị rơi.
"Vào thời điểm máy bay rơi, những người trên máy bay MH17 thuộc quyền tài phán của Nga. Chúng tôi đi tới kết luận này chủ yếu là do Nga đã thực hiện quyền kiểm soát hiệu quả đối với lãnh thổ của DPR còn máy bay bị rơi chính ở khu vực này", - bà Van Heist nói.
Nga chưa bao giờ kiểm soát Donbass
Trước đó, trong phiên điều trần trước tòa, ông Mikhail Vinogradov đại diện của LB Nga tại ECHR đã tuyên bố rằng hành động tại Donbass mô tả trong các khiếu kiện của Hà Lan và Ukraina tại ECHR là không thuộc thẩm quyền của LB Nga, bởi Nga chưa bao giờ kiểm soát Donbass, còn chính quyền Hà Lan cũng tuyên bố họ không coi những gì diễn ra ở Ukraina là cuộc xung đột vũ trang quốc tế với phần tham gia của LB Nga.
Khái niệm "kiểm soát hiệu quả" ngụ ý rằng nếu một nước kiểm soát những gì đang diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, thì nước đó phải chịu trách nhiệm về sự việc. Nguyên tắc này đã được áp dụng cho vụ kiện năm 1996 «Loizidou chống Thổ Nhĩ Kỳ». Ông Vinogradov lưu ý rằng khái niệm này được phát triển trên cơ sở tình huống để đánh giá trường hợp liên quan đến các sự kiện ở Bắc Síp và không được coi là khái niệm chung để phân định thẩm quyền của các quốc gia.
Ông nhấn mạnh rằng Nga không thực hiện quyền "kiểm soát hiệu quả" ở Donbass, cả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các lực lượng vũ trang, hoặc sự phục tùng của chính quyền địa phương hoặc sự hỗ trợ của chính quyền Nga, mà hành động được mô tả trong khiếu nại của Hà Lan và Ukraina đã diễn ra ở bên ngoài lãnh thổ LB Nga. Trong tương quan đó, ông Vinogradov kêu gọi suy nghĩ lại khái niệm "kiểm soát hiệu quả" và không áp dụng trong trường hợp này.
Ukraina đã nộp mấy đơn kiện lên ECHR
Trước đó, Ukraina đã nộp một số đơn kiện lên ECHR đều với mục tiêu chống LB Nga, liên quan đến Crưm và Donbass. Kiev đã nhiều lần cáo buộc Matxcơva can thiệp vào công việc của Ukraina. Nga phủ nhận điều này và gọi những cáo buộc như vậy là không thể chấp nhận, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Donbass. Vào tháng 7 năm 2020, Tòa án Strasbourg chính thức thông báo cho Nga về đơn kiện của Hà Lan đối với vụ tai nạn của chiếc Boeing của Malaysia. Bộ Ngoại giao Nga coi đơn kiện này là thêm một đòn nữa giáng vào quan hệ Nga-Hà Lan. Sau đó, tất cả những khiếu kiện đã kết hợp lại.
Hiện trường vụ rơi máy bay Boeing của Malaysia Airlines ở tỉnh Donetsk
© Sputnik / Mikhail Voskresensky
/ Ngày 22 tháng 7 cùng năm, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa các nước, Nga đệ đơn kiện lên ECHR chống Ukraina. Cụ thể trong hồ sơ kiện này, Nga cáo buộc Kiev có lỗi trong vụ tai nạn với chuyến bay MH17, bởi chính quyền Ukraina không đóng cửa không phận, - theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Tổng công tố LB Nga. Tòa án đã đăng ký tiếp nhận đơn kiện, nhưng vẫn chưa bắt đầu xem xét.
Điều gì xảy ra với chiếc Boeing của Malaysia
Chiếc Boeing của Malaysia bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bằng chuyến bay MH17 đã bị rơi vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 ở gần Donetsk. Trên khoang máy bay có 298 người, tất cả đều thiệt mạng. Kiev lập tức đổ lỗi cho lực lượng dân quân về vụ tai nạn máy bay, nhưng phía CHND Donetsk tuyên bố rằng họ không có phương tiện để bắn hạ máy bay ở độ cao như vậy.
Quá trình tư pháp xét xử vụ chuyến bay MH17 bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 9 tháng 3 năm 2020. Xét xử bốn bị cáo - người Nga Igor Girkin, Sergey Dubinsky, Oleg Pulatov và người Ukraina Leonid Kharchenko. Đại diện cho Pulatov trước tòa là một nhóm quốc tế, những nghi phạm còn lại bị xét xử vắng mặt. Từ ngày 8 tháng 6 năm 2021, việc xem xét vụ án bắt đầu theo thực chất.
Phía Ukraina từ chối cung cấp dữ liệu từ các radar của họ còn Hoa Kỳ cũng không cung cấp hình ảnh vệ tinh, mà như họ tuyên bố, cho thấy thời điểm phóng tên lửa.
Như Phó Tổng Công tố Nga Nikolai Vinnichenko tuyên bố với Sputnik, phía Nga đã chuyển giao cho Hà Lan không chỉ dữ liệu radar của Nga mà còn cả tài liệu cho thấy tên lửa phòng không «Buk» bắn rơi chiếc Boeing là thuộc về Ukraina, và nó phóng từ vùng địa bàn do Kiev kiểm soát. Tuy nhiên, thông tin này đã bị các nhà điều tra bỏ qua. Đồng thời, trong ngày đầu tiên của phiên xử, Toà xác nhận đã nhận được và đang nghiên cứu tài liệu của Văn phòng Công tố Nga.
Cuộc điều tra do một nhóm điều tra chung tiến hành dưới sự lãnh đạo của Tổng Công tố Hà Lan mà không có sự tham gia của Nga. Nhóm khẳng định rằng chiếc Boeing bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không «Buk», thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không số 53 của Lực lượng vũ trang LB Nga từ Kursk, tới địa bàn do lực lượng dân quân kiểm soát.
Tuyến buộc tội truy tố xây dựng trên cơ sở lời khai của các nhân chứng ẩn danh. Người bào chữa cho bị cáo Nga Pulatov trong vụ án tuyên bố rằng điều đó gây khó khăn cản trở việc đánh giá độ tin cậy của lời khai cung, nhưng Văn phòng Công tố Hà Lan khăng khăng cho rằng việc giấu tên là cần thiết vì lý do bảo mật an ninh.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng cáo buộc Nga dính líu vào vụ bắn rơi máy bay Boeing của Malaysia là vô căn cứ và lấy làm tiếc vì cuộc điều tra mang tính thiên vị và phiến diện. Theo lời ông Sergei Lavrov đứng đầu cơ quan đối ngoại của Nga, trong công việc này bộc lộ đầy đủ các tiêu chuẩn kép.