Quá khứ "bẩn thỉu" của NATO có thể gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với toàn bộ châu Âu

Các cựu chiến binh của quân đội Nam Tư đã đệ đơn kiện NATO về việc vào năm 1999 khối này đã sử dụng bom, đạn chứa uranium nghèo. Những tranh cãi xung quanh "các vụ ném bom phóng xạ" vẫn tiệp tục: trong khi Brussels phủ nhận thiệt hại, Belgrade đang ghi nhận "hậu quả lâu dài".
Sputnik
Những chi tiết về sự thật bất tiện đối với NATO - trong tài liệu của Sputnik.

Những ngôi làng đang dần biến mất

Nửa thế kỷ trước, tỉnh Pchinsk ở phía đông nam Serbia là một khu nghỉ mát: các thung lũng, hồ nước, suối khoáng đẹp như tranh vẽ. Bây giờ, du khách không đến đây nếu không có nhu cầu đặc biệt. Và những ngôi làng đầy màu sắc sặc sỡ đang chết dần chết mòn.

"Ở làng chúng tôi, nếu có ai đó sống đến sáu mươi tuổi thì được coi là một người thật may mắn", - bà Zagorka Trajkovic từ làng Bratoseltse, một trong số ít người vẫn sống ở đây, phàn nàn với các nhà báo.

Mười lăm năm trước, chồng bà đã qua đời ở tuổi 55. Ông ấy luôn có sức khỏe tốt, nhưng khối u đã phát triển nhanh chóng.
Xe tăng trên đường phố thị trấn Tenya (Nam Tư) bị phá hủy trong cuộc đụng độ, năm 1992
Mỗi gia đình trong làng này có một câu chuyện như thế. Tình hình tương tự ở các ngôi làng lân cận - Bujanovac, Relyana và Borovac.
Năm 1999, các máy bay NATO liên tục bay trên khu vực này, không kích các vị trí của quân đội Nam Tư có sử dụng bom, đạn chứa uranium nghèo có sức công phá mạnh hơn so với các loại bom thông thường.
Sau vụ nổ, chất phóng xạ được phun vào khí quyển, sau đó lắng xuống, gây ô nhiễm đất và nước. Một năm sau chiến tranh, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng mạnh ở tỉnh Pchinsk. Mỗi năm ở đây có 700-800 người tử vong vì ung thư, chủ yếu là nam giới từ 35 đến 50 tuổi, đây là khoảng 1% dân số.

Hàng tấn bụi phóng xạ

"Các vụ không kích bằng bom bẩn" có lẽ là trang đen tối nhất của cuộc chiến đó. Các máy bay tấn công A-10 Thunderbolt của Mỹ đã thả bom, đạn chứa uranium-238 và uranium-236 giống như trong chiến dịch Bão táp sa mạc và trong cuộc xung đột ở Bosnia. Hơn nữa, ở Nam Tư, vũ khí phóng xạ đã được sử dụng ồ ạt: tổng cộng 15 tấn. Theo ước tính, họ đã thả hơn 31.000 quả bom chứa uranium nghèo", - chuyên gia Nga Yuri Brazhnikov, người đã từng cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho người dân, cho biết.

Kosovo bị thiệt hại nặng nề nhất. Ở khu vực này vẫn còn những thiết bị bị phá hủy bởi bom đạn như vậy. Các nhà chức trách địa phương thậm chí không nghĩ đến việc làm sạch địa bàn này, không cần phải nói về việc khử nhiễm phóng xạ trên toàn bộ lãnh thổ Kosovo. Trong khi đó, các nhà khoa học hàng năm ghi nhận sự gia tăng số ca mắc ung thư. Trong vài năm gần đây, bệnh ung thư ngày càng thường xuyên được chẩn đoán ở những người sinh vào cuối những năm 1990.
Máy bay tấn công A-10 Thunderbolt của NATO trên biên giới giữa Kosovo với Albania
"Dịch bệnh" cũng tấn công vào quân đội Nam Tư: trong mười năm đầu tiên sau chiến tranh, hơn 30 nghìn quân nhân mắc ung thư. Trong số đó hầu hết mọi người được chẩn đoán bệnh bạch cầu và khối u não. Theo những nguồn tin khác nhau, từ 10 đến 18 nghìn người đã tử vong. Vụ việc này được gọi là "Hội chứng Balkan".
Sự chênh lệch lớn trong các tính toán là do ở Serbia những tranh cãi về hậu quả của các vụ ném bom uranium vẫn tiếp tục.
"Các chính trị gia và toàn xã hội tin chắc rằng, đạn chứa uranium nghèo tác động đến sức khỏe cộng đồng, nhưng, các bác sĩ lại không nhất trí như vậy, vấn đề này vẫn tiếp tục được nghiên cứu", - nhà sử học và nhà khoa học chính trị người Serbia Aleksandar Zivotic giải thích.

“Không có bằng chứng gì”

Liên minh Bắc Đại Tây Dương cũng nhắc đến quan điểm của các chuyên gia y tế. Mặc dù ban đầu NATO đã phủ nhận hoàn toàn việc sử dụng uranium đã cạn kiệt. Nhưng, hai năm sau chiến tranh, khi có thông tin về cái chết của 18 người lính mũ nồi xanh, họ đã thừa nhận việc sử dụng bom đạn chứa uranium nghèo. Bệnh ung thư đã giết chết những người lính này trong vài tháng: các bác sĩ đã xác nhận rằng, điều này chỉ có thể xảy ra do tiếp nhận một lượng lớn phóng xạ.
Bản đồ các vụ không kích bằng đạn pháo chứa uranium nghèo trong chiến tranh ở Nam Tư năm 1999
"Việc sử dụng vũ khí chứa uranium nghèo khó có thể dẫn đến ung thư máu, mà một số binh lính gìn giữ hòa bình đã mắc bệnh này. Tuy nhiên, mọi thông tin hiện đang được xác minh và chỉ sau đó chúng tôi sẽ đưa ra kết luận cuối cùng", - Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright đã biện minh cho mình vào năm 2001.
Hai năm sau, ủy ban đặc biệt của LHQ đã xác nhận lời nói của bà. Tuy nhiên, báo cáo của LHQ nhắc tới "hậu quả lâu dài" có thể xuất hiện sau 15-20 năm.
Trên thực tế, cách đánh giá nhẹ nhàng như vậy đã để cho Mỹ tự do hành động trong chiến dịch ở Iraq, nơi các bác sĩ cũng ghi nhận sự gia tăng bệnh bạch cầu, ung thư phổi, não, tuyến tụy và các cơ quan sinh sản. Số lượng đột biến bẩm sinh đã tăng lên đáng kể.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright
Các nạn nhân của "hội chứng Iraq" đã kháng cáo lên Tòa án Công lý Quốc tế. Nhưng, tòa án không khởi tố vụ án. Số phận tương tự xảy ra với các lính Mỹ kiện Lầu Năm Góc. Cơ quan quân sự phủ nhận hoàn toàn tác hại của uranium nghèo. Nhân tiện, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, các loại bom, đạn như vậy đã được sử dụng rộng rãi ở Afghanistan và Syria.

Tiền lệ Ý

Tuy nhiên, cả bộ chỉ huy NATO, cũng như chính quyền của Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu không thể giấu kín chủ đề này, chủ yếu vì có đơn kiện của 500 cựu quân nhân Ý đã từng phục vụ ở Balkan vào cuối những năm 1990.
Trong quá trình xét xử, hóa ra các cựu quân nhân này có các triệu chứng gần như giống nhau, giống với các triệu chứng của những người lính từ Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bỉ từng phục vụ ở đó.
Các quân nhân Mỹ và Ý trong cuộc tập trận tại thao trường Salto di Quirra trên đảo Sardinia
Năm 2011, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ý bị kết tội. Tòa án đã phán quyết rằng, dù biết rõ rủi ro, Tư lệnh đã không thực hiện các biện pháp để loại bỏ mối đe dọa, và cũng không nhận trách nhiệm về cái chết vì ung thư của Valerio Melis, 27 tuổi. Tổng cộng, trong mười năm qua, các tòa án các cấp của Ý đã xử lý 253 đơn kiện.
Quá trình xử lý một đơn kiện hết sức quan trọng vẫn đang tiếp tục. Ở đây nói về việc bồi thường cho các cư dân của đảo Sardinia, nơi bố trí một trong những căn cứ lớn nhất của NATO. Vào cuối những năm 1980, đạn lõi urani nghèo đã được xử lý tại bãi thử vũ khí Salto di Quirra, và một vài năm sau đó, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu đã gia tăng trên đảo. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, nếu tòa án đứng về phía các nạn nhân, các nhà chức trách sẽ chính thức công nhận hành động của quân đội là nguy hiểm không chỉ cho chính họ mà còn cho cư dân địa phương.

"Hậu quả cho hàng tỷ năm"

Luật sư Angelo Fiore Tartaglia đã tình nguyện bảo vệ quyền lợi của người Ý. Bây giờ ông ta sẽ giúp tìm kiếm sự bồi thường từ NATO cho người Serbia. Vụ kiện đầu tiên chống lại NATO về các vụ ném bom uranium đã được đệ trình một năm trước. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của liên minh đã phớt lờ đơn kiện đó. Bây giờ là một nỗ lực mới. Các tài liệu đã được giao cho Tòa án Tối cao Belgrade.
Các nhà báo theo dõi tình hình tại Trụ sở NATO ở Brussels sau khi có tin về các cuộc không kích vào Nam Tư, ngày 24 tháng 3 năm 1999
"Theo luật trách nhiệm bồi thường, có sáu tháng để gửi yêu cầu bồi thường cho NATO. Chúng tôi đề xuất thực hiện việc này qua e-mail hoặc thông qua đại diện của liên minh tại Bộ Quốc phòng Serbia. Hoặc chỉ định một đại diện tạm thời tại tòa án", - luật sư Srdjan Aleksic, người thu thập bằng chứng về thiệt hại cho các quân nhân Nam Tư, giải thích.
Ông cho biết thêm, vào năm 1999, các lực lượng phương Tây đã có ưu thế rõ ràng, vì vậy với việc sử dụng vũ khí thông thường chứ không phải bom uranium họ cũng làm xong được. Nhưng họ đã thả bom, đạn chứa chất phóng xạ.

"Những loại bom, đạn như vậy có tác hại lâu dài và sẽ gây ra hậu quả cho toàn dân trong hàng triệu năm, - ông Aleksic nhấn mạnh. - Đây là một tội ác chiến tranh, và Liên minh Bắc Đại Tây Dương phải bồi thường cho người Serbia".

Ở đây nói về việc bồi thường cho mỗi nạn nhân số tiền 300 nghìn euro. Tuy nhiên, rất khó để đánh giá tác hại một cách tổng thể: chu kỳ bán rã của uranium là 4,5 tỷ năm. Các nhà môi trường chỉ rõ, hóa chất nguy hiểm ô nhiễm các con sông đổ ra biển Aegean, do đó các nước láng giềng Serbia cũng phải hứng chịu hậu quả. Tuy nhiên, bất chấp hàng trăm cuộc nghiên cứu và hàng nghìn lời chứng thực, NATO vẫn tiếp tục phủ nhận tội lỗi của mình.
Thảo luận