Trước đó, đại diện chính thức của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin cho biết, ông Erdogan đã mời Tổng thống Nga và Ukraina là Vladimir Putin và Vladimir Zelensky tới Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận và giải quyết những bất đồng. Bản thân Erdogan cho biết, ông muốn tổ chức một cuộc gặp mặt trực tiếp của các nhà lãnh đạo.
Quan hệ giữa Moskva và Kiev trở nên xấu đi sau khi Crimea thống nhất với Nga và trong bối cảnh xung đột vũ trang ở Donbass. Chính quyền Ukraina đã nhiều lần cáo buộc Nga can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Đến tháng 1/2015, Ukraina chính thức tuyên bố đây Nga là "quốc gia xâm lược".
Về phần mình, Nga đã nhiều lần nhấn mạnh, nước này không tham gia vào cuộc xung đột nội bộ Ukraina và không phải là chủ thể của các thỏa thuận Minsk.
Các kế hoạch được cho là Nga đứng sau nhằm leo thang tình hình Ukraina được Moskva hoàn toàn bác bỏ . Moskva tuyên bố, Nga không đe dọa bất kỳ ai và sẽ không tấn công bất kỳ ai, và tất cả các tuyên bố về "sự xâm lược của Nga" được sử dụng như cái cớ để NATO triển khai thêm thiết bị quân sự gần biên giới Nga.
Như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nói trước đó, Nga không tạo ra bất kỳ tiền đề nào cho tình hình xung đột xung quanh Ukraina. Theo ông, Nga không loại trừ rằng những lời dị nghị xung quanh Ukraina, được phương Tây thổi phồng, là nhằm che đậy âm mưu phá hoại các thỏa thuận Minsk ở Donbass của Kiev.
Theo ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga, thông tin của Mỹ và NATO về Ukraina thường được đóng khung bởi những lời nói dối và giả mạo.