Để đảm bảo năng lực quốc phòng, Việt Nam thực hiện cách thức hiệu quả, được thời gian kiểm chứng

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố bảng xếp hạng các nhà xuất khẩu và nhập khẩu vũ khí lớn nhất cho giai đoạn 2016-2020 «Trends In International Arms Transfers» (Xu hướng chuyển giao vũ khí quốc tế).
Sputnik
Đặc biệt, trong bảng này, Nga vẫn nằm trong "Top 5" các nhà xuất khẩu vũ khí chính, mặc dù theo họ, Nga đã tăng trưởng chậm lại. Trong năm 2016 - 2020 Nga chiếm 20% thị trường, đứng sau Mỹ (37%), trước Pháp (8,2%), Đức (5,5%) và Trung Quốc (5,2%).
Việt Nam cũng xuất hiện trong mức xếp hạng tương tự (trong số các nước nhập khẩu). Ngoài quan hệ đối tác truyền thống với Nga, Việt Nam còn là khách hàng mua vũ khí từ Belarus (26% xuất khẩu quân sự của Belarus) và từ Israel (12% xuất khẩu công nghiệp quốc phòng của Israel).

Liệu có nên tin tưởng vào bảng xếp hạng SIPRI không?

Bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải quan tâm đến khả năng quốc phòng của mình. Nếu khả năng của chính mình không đủ, thì nước này cần tìm kiếm các đối tác bên ngoài trong việc hợp tác quân sự - kỹ thuật. Bản thân quyền của bất kỳ quốc gia nào lựa chọn đối tác quốc phòng là bất khả xâm phạm. Cũng như quyền mua vũ khí, giấy phép sản xuất hoặc công nghệ quân sự (để tự triển khai sau này) phù hợp nhất với một đất nước nhất định về đặc điểm và khả năng tài chính.
Việt Nam có truyền thống quan tâm đến an ninh của chính mình. Thực tế khả năng hiện nay cho phép họ không cần quá "tiết kiệm" trong việc mua sắm vũ khí. Vì vậy việc Việt Nam xuất hiện trên các bảng xếp hạng và phân tích thế giới về thị trường vũ khí thế giới hoàn toàn không phải sự ngẫu nhiên.
Leopard 2A6 của Sư đoàn tăng số 1 Đức trong cuộc thi Strong Europe Tank Challenge, ngày 7 tháng 6 năm 2018
Mặt khác, chỉ có thể hoan nghênh sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, trong đó có các lĩnh vực công nghệ cao. Từ một nhà nhập khẩu vũ khí đơn thuần, Hà Nội đang biến thành nhà nhập khẩu giấy phép và công nghệ quân sự.
Đây là một cách rất phổ biến, và không có gì sai trái. Hãy nhớ lại rằng Đế quốc Nga cũng đã đi theo con đường này khi thiếu khả năng của chính mình. Họ khi đó đã đặt hàng các tàu chiến ở Anh và Đức, từ Pháp — các động cơ cho chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của mình. Nga đã mua giấy phép cho các loại vũ khí nhỏ (súng trường Berdan của Mỹ mẫu 1870, súng lục Nagant của Bỉ mẫu 1895). Vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, Liên Xô cũng bắt đầu theo cách tương tự, mua lại giấy phép cho xe tăng và động cơ máy bay từ nước ngoài và nội địa hóa chúng.
Ngay cả Mỹ cũng đi theo cách tương tự. Ví dụ, tại sao cỡ nòng phổ biến của pháo Mỹ là 105 và 155 mm? Đó là các cỡ nòng ban đầu của các loại pháo thông thường của Pháp. Xe tăng Abrams được trang bị pháo M256 120 mm nòng trơn - tương tự hoàn toàn pháo Rheinmetall Rh120 của Đức trên xe tăng Leopard-2, cũng như súng máy M240 7,62 mm - bản sao của Mỹ từ FN MAG của Bỉ. Toàn bộ chương trình tên lửa Mỹ đều bắt nguồn từ tên lửa đạn đạo V-2 của Đức bị chiếm giữ.
Quân đội Mỹ phóng tên lửa V-2 của Đức ở New Mexico

Những xếp hạng tương tự như SIPRI có chính xác hay không?

Không có đánh giá nào có thể khách quan 100%. Alexei Leonkov, chuyên gia quân sự Nga, giám đốc thương mại tạp chí «Kho vũ khí của Tổ quốc», chú ý về điều này trong bình luận với Sputnik.

Xếp hạng của SIPRI dựa trên các dữ liệu công khai các giao dịch mua bán vũ khí. Đặc biệt - những giao dịch được thực hiện thông qua các hệ thống ngân hàng và thanh toán như SWIFT, - chuyên gia nói. - Ở đó bạn có thể thấy số tiền được chuyển, có bảng báo giá giao dịch, có thể xem những gì được bán và từ những quốc gia nào. Có nghĩa là, thông tin bí mật sau khi một giao dịch hoàn thành có thể trở thành “nguồn mở”. SIPRI có quyền truy cập vào đó, và trên cơ sở này, SIPRI sẽ hình thành các xếp hạng của mình. Tất nhiên, Hoa Kỳ (với tư cách là nhà xuất khẩu) luôn dẫn đầu trong các bảng này, và Nga thường không có vị trí tốt nhất. Và trong bảng xếp hạng các tập đoàn công nghiệp - quân sự, Mỹ cũng luôn ở những vị trí đầu tiên, mặc dù gần đây họ đã bắt đầu bị ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chèn ép”.

Theo Alexei Leonkov, xếp hạng của SIPRI không phản ánh tình trạng thực sự của vấn đề. Trong thực tế chính trị và kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga, cung cấp sản phẩm của mình thông qua một cơ cấu đặc biệt - Rosoboronexport, nhận tiền thu được từ các hợp đồng xuất khẩu theo những cách khác. Và điều này không rơi vào dữ liệu của SIPRI. Những gì hiện ra ở đó thực sự trông rất khiêm tốn. Các chuyên gia từ Stockholm kết luận: Hoan hô, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang suy tàn!
Mõm của súng tăng 120 mm Rheinmetall L / 55 trên xe tăng Leopard 2E
Trên thực tế, “công nghiệp quốc phòng” Nga, bất chấp áp lực trừng phạt khủng khiếp, không những không mất đi vị thế mà còn đang gia tăng tốc độ. Điều này có thể được nhìn thấy ngay cả trong việc giao hàng trong nước, và việc thực hiện các đơn đặt hàng quốc phòng của nhà nước.

“Sản xuất được hiện đại hóa, các sản phẩm ngày càng tốt hơn, - Alexei Leonkov nói. - Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga đưa ra số liệu sau: các lực lượng chiến lược ("bộ ba hạt nhân") đã được cập nhật 89%, và tỷ lệ đổi mới vũ khí thông thường đã vượt quá 71%, gần đến con số 75%. Làm thế nào một nền công nghiệp quốc phòng yếu kém có thể tạo ra những chỉ số như vậy? Vì vậy, tôi nhắc lại: SIPRI bị hạn chế về thông tin, họ không thể khách quan trong việc đánh giá khả năng của tổ hợp công nghiệp-quân sự của một quốc gia cụ thể. Do đó tài liệu mang tính tính chủ quan. Trong SIPRI, “vòng nguyệt quế” thường được trao cho Hoa Kỳ, vì đây là nước có ngân sách quân sự lớn nhất, tổ hợp công nghiệp-quân sự mạnh nhất và khối lượng mua bán vũ khí lớn nhất”.

Việt Nam trên thị trường vũ khí và nhiệm vụ của ngành công nghiệp quốc phòng

Chuyên gia quân sự Nga khẳng định, Việt Nam đang tuân theo cách thức đã được kiểm định qua thời gian trong việc đảm bảo khả năng an ninh và quốc phòng. Lúc đầu, mua sắm vũ khí nước ngoài và dần phát triền nền công nghiệp quốc phòng của chính mình. Đầu tiên, là các nhà máy bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị quân sự. Sau đó, các doanh nghiệp tương tự bắt đầu sản xuất theo giấy phép, và sau nữa - độc lập phát triển sản phẩm của riêng mình. Ví dụ: Ấn Độ có chương trình "Make In India". Họ mua lô vũ khí, đạn dược đầu tiên, sau đó tổ chức sản xuất chung tại chỗ với nước cung cấp. Và cuối cùng, vốn và công nghệ địa phương ngày càng được thu hút nhiều hơn vào sản xuất.

"Tôi nghĩ Việt Nam sẽ đi theo con đường tương tự, - Alexei Leonkov tin tưởng, - Sản xuất theo giấy phép hoàn toàn không tồi, nhưng bạn cần phải tự sản xuất thứ gì đó của riêng mình. Bởi vì có khái niệm "khả năng phòng vệ". Nếu ngày mai là chiến tranh, hay có ai đó không mời mà đến đất nước của bạn để “xây dựng nên dân chủ” thì sao? Nếu bạn hoàn toàn phụ thuộc vào cung cấp vũ khí và trang bị quân sự từ bên ngoài, thì sẽ rất khó để chống lại kẻ địch có khả năng tự cung tự cấp kỹ thuật - quân sự".

Xe tăng Mỹ M1 Abrams
Chuyên gia thừa nhận đã có lúc, Việt Nam, với sự giúp đỡ của bạn bè, đã kiên cường chống lại sự xâm lược của Hoa Kỳ, quốc gia có vũ khí mạnh nhất, quân đội, hải quân đông đảo và khả năng tiến hành các hoạt động quân sự gần như không giới hạn. Khi đó kết cục của cuộc chiến không chỉ được quyết định bởi sức mạnh và quyền lực, mà còn bởi nhiều yếu tố đạo đức, trong đó có động cơ của con người, lòng tự tôn. Nhưng dù sao thì…
“... Khi Việt Nam có nền sản xuất quân sự riêng, nội địa hóa, có khả năng chế tạo vũ khí phù hợp nhất cho quân đội của mình. Hoặc - để điều chỉnh các mẫu nước ngoài phù hợp với điều kiện địa phương, nhất thiết phải bổ sung chúng bằng các thành phần của thiết kế riêng mình. Khi đó, có thể nói nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt đến trình độ có thể đảm bảo đầy đủ khả năng quốc phòng của đất nước - đó là “khả năng đủ để phòng thủ”, Alexei Leonkov kết luận.
Thảo luận