"Lịch sử ngoại giao của Mỹ là như vậy, với một số ngoại lệ hiếm hoi, người Mỹ chân thành tin rằng đàm phán là khi họ nói và những người còn lại lắng nghe. Và khi ai đó không đồng ý với họ, đó chính là "lập trường không mang tính xây dựng". Mỹ không chỉ bỏ qua một số luận điểm của người đối thoại - họ hoàn toàn không đếm xỉa tới những điều đó. Mỹ chỉ nói những điều thuận lợi cho họ, họ không quen nhân nhượng" - nhà khoa học chính trị nói.
Đó không phải là thỏa hiệp
"Nếu đánh giá qua các rò rỉ, Mỹ đã đề xuất điều gì? Thực tế, họ đề xuất: chấp nhận hiện trạng, và sau đó chúng tôi ngồi xuống và bắt đầu đàm phán, giống như trong những năm 70. Chỉ sau đó chúng tôi mới thảo luận về tên lửa tầm trung ở Đức, và chúng tôi sẽ nói về những tên lửa như vậy ở Ukraina. Bây giờ không có tên lửa ở đó, nhưng chúng tôi sẽ thảo luận về chúng. Tức là, họ đề nghị chúng ta: các bạn, hãy công nhận mọi thứ chúng tôi đã làm là đúng, và sau đó chúng ta sẽ nói chuyện. Điều này không phải là sự thỏa hiệp, đây là đường lối rất cứng rắn” – ông Dmitry Zhuravlev khẳng định.
"Chỉ có một cách thoát khỏi sự bế tắc này - tìm một lập trường có thể chấp nhận được. Nhưng rắc rối là người Mỹ không biết tới những lập trường được cả hai bên chấp nhận. Họ chân thành tin rằng chỉ có những lập trường có thể chấp nhận được đối với Mỹ" - nhà khoa học chính trị Dmitry Zhuravlev nhấn mạnh.