Liệu ASEAN, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, có thể duy trì sự thống nhất trước sức ép từ phương Tây?

Thể thức cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với sự tham gia của Myanmar đã được thống nhất. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho biết, sự ủng hộ của Trung Quốc đang giúp ASEAN tìm kiếm sự đồng thuận về Myamnar.
Sputnik
Theo quan điểm của họ, phương Tây sẽ tích cực thúc đẩy ASEAN can thiệp vào công việc nội bộ Myanmar, trong khi kế hoạch của Mỹ dùng Việt Nam làm đối trọng với Trung Quốc đã thất bại.
Một đại diện phi chính trị của Myanmar đã được mời tham dự cuộc họp ngoại trưởng đầu tiên trong nhiệm kỳ Campuchia làm chủ tịch ASEAN. Một trong những cuộc họp thường niên quan trọng nhất ở cấp ngoại giao trong khuôn khổ Hiệp hội dự kiến diễn ra vào ngày 16-17 tháng 2 tại Phnom Penh. Ban đầu, các đại diện ASEAN dự định tổ chức vào giữa tháng 1, nhưng sau đó cuộc họp đã bị hoãn lại. Rất có thể, lý do của sự chậm trễ là do ASEAN không thể thống nhất về việc ai có thể đại diện cho Myanmar.
Liệu ASEAN có bị chia rẽ vì Myanmar?

Nhân vật phi chính trị

Rõ ràng, những khác biệt nảy sinh đã được khắc phục. Một "đại diện phi chính trị" đã được mời đến cuộc họp, trong khi Bộ Ngoại giao Campuchia kêu gọi Myanmar nên cử đại diện tại cuộc họp, và không để trống chiếc ghế. Họ nói thêm Myanmar cần tự quyết định xem ai sẽ đại diện cho mình trong tình hình này.
Ngoại trưởng Myanmar Wunn Maung Lwin không được mời tham dự cuộc họp với các đồng nghiệp, Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết. ASEAN coi Myanmar chưa đủ nỗ lực nhằm vượt qua khủng hoảng trên cơ sở "đồng thuận 5 điểm". Hiệp hội muốn thấy sự cam kết lớn hơn của Myanmar trong việc chấm dứt bạo lực, khởi động quá trình đối thoại với tất cả các bên liên quan và cung cấp quyền tiếp cận tới các tù nhân chính trị.
Liệu Campuchia có đưa ASEAN tới giải pháp cho vấn đề Myanmar?
ASEAN cố gắng duy trì sự thống nhất trong vấn đề giúp Myanmar thoát khỏi khủng hoảng, bất chấp áp lực ngày càng tăng của phương Tây, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Dmitry Mosyakov nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

«Một nhân vật phi chính trị là sự thỏa hiệp lý tưởng cho sự đại diện của Myanmar tại ASEAN. Nó phù hợp với cả những người sẵn sàng ủng hộ chế độ quân sự ở Myanmar và những người phản đối chế độ này. Nguyên tắc kinh điển của ASEAN đã phát huy tác dụng - luôn luôn cố tìm kiếm một thỏa hiệp, để đảm bảo tất cả mọi người đều chiến thắng và không ai bị bỏ lại phía. Nhìn chung, ASEAN sẽ cố gắng hết sức để duy trì sự thống nhất trong cách tiếp cận để Myanmar thoát khỏi khủng hoảng, nghĩa là tiếp tục thực hiện nguyên tắc cơ bản của ASEAN - không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Điều này luôn quan trọng, và đặc biệt ngày hôm nay, khi phương Tây đang thúc đẩy ASEAN can thiệp vào công việc của Myanmar. Kéo các nước ASEAN đi theo các hướng khác nhau vì cách tiếp cận khủng hoảng ở Myanmar là một trong những ưu tiên của phương Tây. Để chia rẽ ASEAN, sự hỗ trợ tài chính, đầu tư, áp lực ngoại giao và thông tin, các kỹ thuật xây dựng hình ảnh khác nhau đã được sử dụng, chẳng hạn như phân loại các quốc gia "xấu" hoặc "phi dân chủ". Đồng thời, các nỗ lực của phương Tây nhằm chia rẽ ASEAN đang gia tăng khi Trung Quốc giúp củng cố sự thống nhất hiệp hội. Trong những tháng gần đây, họ cũng tăng cường hỗ trợ ngoại giao cho sự thống nhất trong ASEAN, và củng cố bằng các sáng kiến ​​kinh tế nhằm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hiệp hội».

Phương Tây sử dụng Việt Nam?

Chuyên gia tin tưởng phương Tây sẽ tiếp tục "chèn ép" các quốc gia riêng lẻ trong ASEAN để cùng với sự hỗ trợ của họ, "cắn" Trung Quốc . Dmitry Mosyakov lưu ý các tính toán của Hoa Kỳ để sử dụng Việt Nam cho việc này đã thất bại. Giờ đây, theo ý kiến ông, người Mỹ sẽ cố gắng sử dụng Singapore, Thái Lan và Malaysia làm đối trọng với Trung Quốc.
“Việt Nam, ASEAN xem Myanmar là thành viên trong gia đình”
Áp lực chính trị của phương Tây lên việc ASEAN can thiệp vào Myanmar dự kiến ​​sẽ gia tăng khi cuộc họp cấp bộ trưởng ở Phnom Penh đến gần. Để ngụy biện, các nước phương Tây sử dụng việc chính quyền quân sự Myanmar không thu xếp một cuộc gặp giữa Đại diện đặc biệt ASEAN với lãnh đạo dân sự và chính trị gia Aung San Suu Kyi.
Hôm thứ Năm, chính phủ quân sự Myanmar đã đưa ra cáo buộc mới đối với bà Aung San Suu Kyi, bị buộc tội tham ô 550 000 đô la từ các khoản quyên góp cho quỹ từ thiện mang tên mẹ cô. Đây là lần buộc tội thứ 11 đối với chính trị gia Myanmar. Tổng thể, bà Aung San Suu Kyi, 76 tuổi, phải đối mặt với hơn 150 năm tù.
Tuần này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng khẩn cấp đang diễn ra ở Myanmar, đồng thời khẳng định đàm phán để giải quyết tình hình phù hợp với "ý chí và lợi ích" của người dân nước này.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận