BNG Nga cáo buộc Mỹ lá mặt lá trái về vũ khí hạt nhân ở châu Âu

MOSKVA (Sputnik) - Phương Tây thay vì lo sợ về mối đe dọa giả định Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus, thì đúng ra nên suy nghĩ về mối nguy thực sự của việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu, ông Vladimir Yermakov, giám đốc Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí của BNG Nga nhận định.
Sputnik
Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng nội dung sửa đổi trong hiến pháp Belarus có thể dẫn đến việc triển khai các lực lượng hạt nhân của Nga ở nước này, vốn được cho là sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh châu Âu.
“Tôi muốn đặt một câu hỏi ngược lại rằng liệu các đồng nghiệp châu Âu của chúng tôi có nhìn thấy mối đe dọa đối với an ninh của họ không phải trong mối đe dọa giả định ở Belarus, mà là trong việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên thực tế tại lãnh thổ của một số quốc gia NATO, có khả năng đánh trúng mục tiêu trên lãnh thổ Nga hay không”, - ông Yermakov nói trước yêu cầu bình luận về các tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Theo ông, sự tham gia của các nước châu Âu phi hạt nhân trong các "sứ mệnh hạt nhân chung" của NATO "trực tiếp mâu thuẫn với những nghĩa vụ cơ bản của họ theo Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân."

"Chúng tôi tuyệt nhiên không đồng ý với tính lá mặt lá trái như vậy của các nước phương Tây", - vị quan chức ngoại giao cấp cao của Nga nhấn mạnh.

Việc Minsk sẵn sàng triển khai loại vũ khí như vậy nếu NATO thực hiện động thái tương tự ở Ba Lan đã được Tổng thống Belarus tuyên bố vào cuối tháng 11/2021.
Hội đồng Liên bang Nga bình luận về những lời rằng Matxcơva triển khai lực lượng hạt nhân ở Belarus
Như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov lưu ý, tuyên bố này của ông Lukashenko cần được coi là một lời cảnh báo đối với phương Tây. Về phần mình, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga chỉ ra rằng việc triển khai nhiều loại vũ khí khác nhau gần biên giới nước Nga sẽ kéo theo những hành động để cân bằng lại tình thế.
Sau khi Liên Xô sụp đổ trên lãnh thổ Belarus vẫn còn hàng chục tên lửa chiến lược liên lục địa Topol và hơn một nghìn đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Việc rút số vũ khí đó ra là kết quả của việc Minsk ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân.
Như Tổng thống Lukashenko tuyên bố, tất cả các bãi phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở nước này, ngoại trừ một bãi phóng, vẫn được bảo quản tốt và sẵn sàng để sử dụng.
Thảo luận