Dự báo của Fitch: Kinh tế Việt Nam sẽ lặp lại kỳ tích từng khiến thế giới bất ngờ?

Theo công bố mới nhất của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings, kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà phục hồi và có thể tăng trưởng GDP ở mức 7,9%, kỳ tích từng khiến cộng đồng quốc tế khâm phục.
Sputnik
Fitch cũng đánh giá, xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam trong khi mức nợ công vẫn ổn định vào khoảng 41% GDP và dưới mức Quốc hội cho phép.

Fitch: GDP kinh tế Việt Nam có thể đạt 7,9% năm 2022

Nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể đạt mức tăng trưởng 7,9% vào năm 2022, theo Fitch Ratings.
Cần nhấn mạnh, cùng với Moody’s và Standard & Poor’s, Fitch Ratings được coi là những ông lớn xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới.
“Nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,9% vào năm 2022 và 6,5% vào năm 2023 khi nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi và hoạt động xuất khẩu tăng mạnh”, theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu thế giới Fitch Ratings.
Cụ thể, theo báo cáo thẩm định mới nhất Vietnam Banks - Peer Review 2022 của Fitch, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu này tỏ ra vô cùng lạc quan về triển vọng kinh tế và tài chính - ngân hàng của Việt Nam năm 2022.
Theo Fitch Ratings, việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng lịch sử chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam làm giảm nguy cơ bùng phát các đợt dịch COVID-19 nghiêm trọng mới đe dọa đảo ngược đà phục hồi kinh tế đất nước.
Tuy vậy, diễn biến của đại dịch COVID-19 toàn cầu hiện vẫn chưa thể cắt nghĩa chính xác, dự báo chắn chắn, tình huống tương tự ở Việt Nam. Chính quyền cần lưu ý đến số ca mắc mới hàng ngày có xu hướng cao hơn trong những tháng gần đây.
Phép lạ kinh tế Việt Nam là một tấm gương cho các nước khác
Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ này đánh giá, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 chỉ gần xấp xỉ 2,6% (chính xác là 2,58%), thấp hơn rất nhiều so với mức 7% mà Fitch dự báo hồi tháng 4/2021.
Khi đó, cơ quan xếp hạng tín dụng này đã đánh giá rất cao triển vọng tăng trưởng và khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19 của Việt Nam.
Hồi năm ngoái, Fitch đã quyết xếp hạng của Việt Nam ở mức “BB” và sửa đổi triển vọng từ “ổn định” thành “tích cực”.
Theo Fitch, kết quả tăng trưởng này phần nào phản ánh GDP thực tế quý 3 năm 2021 sụt giảm 6% so với cùng kỳ do chính quyền kiểm soát xu hướng lây nhiễm mới gia tăng bằng những biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, phong tỏa gắt gao.
Trong dự báo mới nhất của mình, gã khổng lồ xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng, những “cú sốc” khác liên quan đến đại dịch khó có thể trở nên quá trầm trọng vì Chính phủ (của Thủ tướng Phạm Minh Chính) đã chuyển từ cách tiếp cận “zero COVID-19” sang trạng thái thích ứng linh hoạt và tỷ lệ tiêm chủng, bao phủ vaccine Covid-19 của Việt Nam tăng lên đáng kể.
Lý giải về mức dự báo GDP tăng cao lên 7,9% năm 2022 và 6,5% vào năm 2023 của Việt Nam, Fitch cho rằng, điều này phần nào chịu sự thôi thúc dồn nén từ mức tăng trưởng thấp năm 2021.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ít bị tổn thương về kinh tế hơn nếu đem ra so sánh với các thị trường mới nổi khác khi “đây là một trong số ít các quốc gia không bị sụt giảm GDP quá nghiêm trọng xuống mức âm hàng năm do khủng hoảng từ cú sốc Covid-19” như nhiều nước.
‘Lốc xoáy’ Covid-19, giá cả tăng phi mã, rủi ro lạm phát với nền kinh tế Việt Nam
Nếu có thể đạt mức tăng trưởng 7,9% như Fitch Ratings dự báo, đây sẽ là kỳ tích kinh tế của Việt Nam. Hà Nội đang ở thời điểm rất quan trọng để có cú lội ngược dòng lịch sử như cách đất nước này từng khiến thế giới kinh ngạc với mức tăng trưởng kinh tế cao và nhanh hàng đầu thế giới thời điểm trước khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Vì sao kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao?

Theo Fitch Ratings, vào năm 2022, tăng trưởng GDP kinh tế Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi thành công xuất khẩu đạt mức kỷ lục tăng 19% vào năm ngoái.
Cơ quan xếp hạng dự báo nhu cầu hàng hóa sẽ giảm ở các nước đang phát triển vào năm 2022, trong khi các hoạt động trở lại bình thường và dịch vụ nhu cầu phục hồi.
“Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có được lợi thế trong khu vực, nhờ khả năng cạnh tranh về chi phí, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc và loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng”, theo Fitch.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ cũng phân tích, chuỗi cung ứng đứt gãy, sự gián đoạn nguồn cung tạm thời trong quý 3/2021 hầu như không làm suy yếu sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài (FDI) liên quan đến xuất khẩu.
Báo cáo cho thấy, đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh trong năm 2021, đạt mức 19,7 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ so với 20 tỷ USD vào năm 2020.
Fitch Ratings kỳ vọng, hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ 2 năm 2022-2023 sẽ thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng trong nước, thông qua hiệu ứng lan toả tích cực, chẳng hạn từ việc tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, giảm thất nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước.
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Cũng theo Fitch, dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vào năm 2021, khoảng cách giữa GDP bình quân đầu người và mức trung bình của nhóm đồng cấp “BB” ngày càng mở rộng.
Dự báo cơ bản của một trong ba ông lớn thế giới về xếp hạng tín nhiệm liên quan đến tốc độ tăng trưởng nhanh trở lại, cùng với sự tăng giá của đồng tiền Việt Nam, có nghĩa là khoảng cách với các nước có cùng xếp hạng sẽ bắt đầu thu hẹp trở lại vào năm 2022-2023.
Trước đó, hồi tháng tháng 4/2021, Fitch Ratings khẳng định có thể nâng xếp hạng của Việt Nam sau khi ghi nhận mức tăng trưởng cao, chênh lệch GDP bình quân đầu người so với các nước khác thu hẹp, cũng như kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định.
Thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam cũng khẳng định, xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng chính kinh tế Việt Nam 2022. Việt Nam đặt mục tiêu tận dụng tối đa cơ hội của các FTA quan trọng như EVFTA, CPTPP, RCEP… để đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu, phát triển xuất khẩu sang các khu vực thị trường và mặt hàng xuất khẩu mới cũng như ứng dụng xuất khẩu thông qua các nền tảng số.
Bộ Công Thương cũng tin rằng, hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 sẽ có nhiều khởi sắc khi nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới gia tăng.
Nhiều nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng trong đó có mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
“Việc tiếp tục khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là những FTA thế hệ mới là một trong những yếu tố quan trọng, là động lực góp phần hiện thực hoá mục tiêu xuất khẩu trên 356 tỷ USD”, Bộ Công Thương lưu ý.
Năm qua, như Sputnik đã thông tin, bất chấp dịch Covid-19 xuất nhập khẩu đạt con số kỷ lục 668,5 tỷ USD (xuất siêu khoảng 4 tỷ USD), tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế dẫn đầu về thương mại quốc tế. Đồng thời, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn đạt 336,31 tỷ USD tăng 19%, tương ứng tăng 53,68 tỷ USD so với năm 2020, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 4-5%).
Kinh tế Việt Nam 2021: Gió đã đổi chiều
Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 tăng 6- 6,5%, năm nay ngành Công Thương phấn đấu đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 6-8%, cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời báo chí đầu xuân năm mới này cũng khẳng định, với kinh nghiệm, năng lực và khả năng ứng phó tốt với dịch bệnh, kinh tế Việt Nam sẽ mau chóng hồi phục trở lại năm 2022.

“Nợ công của Việt Nam ổn định”

Trong báo cáo thẩm định mới nhất của mình, Fitch cũng đánh giá, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam nhìn chung ổn định trong giai đoạn 2022-2023, ở mức khoảng 41% GDP.
Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phê duyệt gói kích thích tài khóa trong giai đoạn này, trị giá gần 350.000 tỷ đồng – tức khoảng 15,3 tỷ USD (xấp xỉ 4% GDP năm 2021), nhưng mức nợ/GDP của Việt Nam sẽ vẫn dưới mức trung bình của các nước cùng xếp hạng là 56,6% vào năm 2022 và 56% vào năm 2023.
IMF nghĩ khác về kinh tế Việt Nam so với WB
Như Sputnik đã thông tin, nợ công của Việt Nam hiện vẫn nằm trong giới hạn mà Quốc hội nước này cho phép.
Theo cập nhật mới nhất từ bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, năm 2021, nợ công của Việt Nam vào khoảng 43,7% GDP; nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 39,0% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước dưới 23%; chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) khoảng 6,3%.
Fitch Ratings đánh giá, gói phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục miễn giảm thuế do đó ảnh hưởng đến nguồn thu cơ sở, nhưng những khoản hỗ trợ này có thể bị rút lại khi nền kinh tế phục hồi rõ ràng hơn. Đồng thời, việc bổ sung chi tiêu cho cơ sở hạ tầng có thể giúp củng cố triển vọng tăng trưởng trung hạn.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ cũng lưu ý, các khoản nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã tăng vào năm 2021 trong bối cảnh hoạt động kinh tế bị gián đoạn do các nỗ lực kiểm soát sự bùng phát của Covid-19.
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, GDP 2021 có thể chỉ đạt 2%
Do đó, Fitch dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trở lại sẽ giảm thiểu rủi ro đối với chất lượng tài sản, nhưng tốc độ tích lũy vốn của ngân hàng sẽ duy trì ở mức khiêm tốn trong giai đoạn 2022-2023.
Báo cáo hồi tháng 4/2021, Fitch Ratings nhận định, việc giảm thiểu rủi ro đối với bảng cân đối kế toán quốc gia do những yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng có thể giúp Việt Nam được nâng hạng về xếp hạng tín nhiệm.
Cần nhắc lại rằng, năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu gồm Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings đồng loạt nâng cấp độ triển vọng từ “Ổn định” lên “Tích cực”.
Thảo luận