Vào cuối năm 2020 biến thể Delta của coronavirus được phát hiện và vào năm 2021 chủng virus này đã lây lan khắp thế giới. Vào tháng 11/2021 chủng Omicron xuất hiện, đến giữa tháng 1/2022 đã lan rộng ra nhiều quốc gia, bao gồm cả Nga. Đồng thời trong hơn hai năm quan sát các nhà khoa học đã xác định được khoảng 10 biến thể của virus gây ra COVID-19, bà Sosedova lưu ý. Theo chuyên gia, tỷ lệ đột biến như vậy cho thấy khả năng sẽ xuất hiện một chủng "nghiêm trọng" mới ngay vào đầu năm sau.
"Chúng ta đã sống chung với coronavirus trong hai năm. Trong thời gian này, chúng tôi thấy có khoảng 10 đột biến, trong đó có 4 đột biến lớn. Nếu virus tạo ra 10 biến thể trong hai năm thì điều đó có nghĩa là nó sẽ biến đổi nhanh chóng. Có thể năm sau sẽ xuất hiện một biến chủng mới nghiêm trọng”, - bác sĩ nói thêm.
Thời gian ủ bệnh của biến thể coronavirus mới sẽ giống như Omicron, bác sĩ nói. Các đặc điểm khác cũng có thể được bảo toàn, chủ yếu là khả năng lây nhiễm. Nhưng đồng thời, bệnh do chủng virus mới này gây ra sẽ nhẹ hơn so với khi bị nhiễm các phiên bản trước đó của coronavirus, bà Sosedova dự báo.
"Chủng mới sẽ gây ra ít hậu quả hơn. Nó nhanh chóng lây lan từ người này sang người khác, thời gian ủ bệnh cũng tương tự như Omicron. Tức là chủng virus mới sẽ giữ lại những đặc điểm chính của Omicron, nhưng diễn tiến bệnh trạng sẽ nhẹ hơn", - bác sĩ giải thích rõ.
Bất kỳ loại virus nào cũng là ký sinh trùng; để sinh sản và lây lan nó cần phải có môi trường để cộng sinh với người mang mầm bệnh chứ không phải là cái chết của người bị nhiễm bệnh, bác sĩ giải thích.
“Chủng mới sẽ trở nên ít gây hại hơn trong quá trình phát triển của nó, bởi vì virus không có lợi gì khi người bệnh ốm nặng (và cuối cùng là tử vong). Virus là một loại ký sinh, nó cần cộng sinh với vật chủ, đối với nó điều quan trọng là làm sao để người bị mắc bệnh và tiếp tục truyền bệnh cho người khác. Khi ấy nó có thể trở thành loại virus theo mùa giống như bệnh cúm, viêm đường hô hấp cấp hoặc adenovirus”, - bà Sosedova kết luận.