Tác giả bài báo, Ines Zettl, lưu ý trong bối cảnh sự cuồng tín chống Nga trên các phương tiện truyền thông Mỹ và châu Âu, ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch ở Hoa Kỳ đang "có tâm trạng tốt", vì đã tìm cách vượt qua các đối thủ cạnh tranh trực tiếp về nguồn cung cấp khí hóa lỏng LNG và viễn cảnh về một cuộc chiến sắp xảy ra giữa Moskva và Kiev làm các nước EU sợ hãi khi khởi động dự án "Dòng Bắc 2".
"Tù nhân của năng lượng"
"Mỹ là nước xuất khẩu năng lượng có lợi chính từ việc điều động quân đội Nga ở biên giới với Ukraina. Vào tháng 12, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, vượt qua Qatar và Úc. Rystad ước tính lượng hàng đến châu Âu từ tháng 11 đến tháng 12 tăng 75% so với tháng 11. Kết quả khiến châu Âu trở thành khách mua lớn nhất thứ hàng mà chính quyền Trump vào thời điểm đó gọi là "các phân tử của tự do Mỹ", nhà báo giải thích, đồng thời cho biết thêm việc tổng thống Mỹ tiền nhiệm yêu cầu "giải thoát" khỏi "sự giam cầm năng lượng" của Nga đã khiến nước Đức bị sốc.
Zettl nhắclại ngay cả trước chiến thắng bầu cử của Joe Biden, các chuyên gia Đức vẫn rất lạnh nhạt về LNG.
"Các đại diện EU viết trên Wall Street Journal cho biết theo tính toán của họ, khí đốt Nga rẻ hơn nhiều, và sau đó họ cũng ẩn danh phát biểu: "Chiến lược của Trump dường như là buộc chúng tôi phải mua khí đốt đắt tiền hơn của Mỹ", bài báo viết.
Tác giả tài liệu cũng trích dẫn như một ví dụ tuyên bố của người đứng đầu liên minh vận động hành lang LNG Allies, Fred Hutchison, rằng Hoa Kỳ quan tâm trực tiếp đến sự vắng bóng của Nga cả ở châu Âu và cụ thể là thị trường năng lượng Đức.
"Công ty Nga Gazprom chính đáng khi chỉ trích châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào thị trường giao ngay ngắn hạn cùng với giá cả biến động của nó", Hutchison thừa nhận.
Tuy nhiên, như ông nói thêm, giải pháp cho vấn đề nằm ở việc ký kết các thỏa thuận dài hạn không phải với Moskva, mà với các đối tác khác, chính xác hơn là với các công ty Mỹ.