"Theo kỳ vọng của các chuyên gia, việc hạn chế dùng điện trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất, bao gồm sản xuất thép, nhôm và xi măng, sẽ tiếp tục duy trì trong những tháng tới. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực mua khí đốt tự nhiên. Ngoài ra, nếu các nhà máy Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, giá thép và nhôm thế giới có thể tăng đáng kể”, - ông viết trong chuyên mục của mình cho tạp chí Chính sách năng lượng.
Ngoài ra, khí đốt đắt đỏ cũng có thể dẫn đến thực tế là các nhà sản xuất gốm sứ, thủy tinh và xi măng ở Trung Quốc có thể tăng giá sản phẩm của họ, phó thủ tướng nói thêm.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại
Novak lưu ý rằng Trung Quốc, nước mua khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, có nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong mùa đông này. Theo ông, dự trữ khí đốt ở Trung Quốc được bổ sung chậm, trong khi chính quyền áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng điện từ các nhà máy nhiệt điện dùng than. Các hạn chế đã ảnh hưởng đến 20 khu vực, có tổng đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc là khoảng 66% GDP. Điều này khiến sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm mạnh do thiếu điện trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng.
Theo các nhà phân tích, yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, do nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào than đá, phó thủ tướng lưu ý.
“Do đó, những hạn chế đối với việc sử dụng điện do sử dụng nguyên liệu than có thể có tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng hàng hóa tổng thể, cũng như dẫn đến khan hiếm nguồn cung trên thị trường và cuối cùng là các sản phẩm đầu cuối cũng sẽ tăng giá”, - ông Novak chỉ rõ.