EU viện trợ 210 triệu euro để giúp Việt Nam tự chủ năng lượng

Lãnh đạo EU khẳng định sẽ đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn lực với Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững, giúp Việt Nam thực hiện thành công các cam kết tại COP26, ủng hộ Việt Nam tự chủ về năng lượng.
Sputnik
Về phần mình, Chủ tịch COP26 khẳng định rất ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong việc hiện thực hóa cam kết đã đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu ở Glasgow.

EU viện trợ không hoàn lại 210 triệu euro cho Việt Nam

Ngày 17/2, Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Frans Timmermans đã có chuyến thăm đến Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.
Chuyến công tác của ông Timmermans nhằm tiếp tục trao đổi về các cam kết quan trọng của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu ở Glasgow (COP 26), cũng như thảo luận về những hỗ trợ mà EU dành cho Việt Nam để giảm thiểu khí thải nhà kính.
Trong chuyến thăm, ông Timmermans thông tin cho biết Liên minh châu Âu (EU) dành khoản viện trợ không hoàn lại tối đa 210 triệu euro cho Việt Nam, giai đoạn từ năm 2021 – 2024.
Để Việt Nam – EU bắt tay nhau chặt hơn
Khoản viện trợ này thuộc chương trình hợp tác định hướng đa niên (MIP), được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam củng cố các lĩnh vực ưu tiên như nền kinh tế tuần hoàn số thích ứng với khí hậu, tinh thần khởi nghiệp có trách nhiệm và nâng cao tay nghề, tăng cường quản trị, pháp quyền và cải cách thể chế.
"Việt Nam có tiềm năng to lớn để tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo, và trong những ngày vừa qua chúng tôi đã thảo luận về các phương hướng áp dụng kinh nghiệm, chuyên môn và hỗ trợ tài chính của châu Âu để đẩy nhanh sự chuyển đổi này", ông Timmermans khẳng định.
Ông cũng nhấn mạnh, EU sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện nhiều nguy cơ như sụt lún đất, thời tiết khắc nghiệt, tình trạng nước ngầm nhiễm mặn hay nước biển dâng cao.
Do đó, việc đầu tư thích ứng biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu khí hậu là rất cần thiết, bao gồm các giải pháp dựa vào thiên nhiên.
Đối với cam kết của Việt Nam mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong Hội nghị COP 26, Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu cho rằng việc đưa lượng phát thải ròng về 0 trước năm 2050 là một mục tiêu quan trọng.
"Đây là một mục tiêu quan trọng, và đòi hỏi trước nhất việc dùng các kế hoạch mới cho các dự án nhiệt điện than không có công nghệ giữ lại CO2, đồng thời giảm dần sản lượng điện than, phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP 26 với Tuyên bố chuyển từ điện than sang điện sạch", ông Timmermans nhấn mạnh.
Chuyến thăm của ông Timmermans đánh dấu sự khởi đầu công tác triển khai chương trình phát triển và hợp tác quốc tế giữa EU và Việt Nam giai đoạn 2021 - 2027.
Việc thông qua chương trình hợp tác đa niên này sẽ giúp củng cố và cụ thể hóa quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam, tạo điều kiện cho hai phía tiếp tục hợp tác trong các chương trình và dự án với những mục tiêu, nguyên tắc và giá trị chung.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò dẫn dầu của EU trong giải quyết các vấn đề khí hậu toàn cầu, đồng thời bày tỏ tin tưởng các chiến lược, chính sách của EU về khí hậu sẽ tạo cơ hội hợp tác mới phù hợp với định hướng phát triển bền vững của Việt Nam.
Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị EU và các doanh nghiệp, tổ chức tài chính Châu Âu hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, nhân lực, năng lực quản trị, tài chính để thực hiện các cam kết, các sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Bên cạnh đó, giúp đỡ Việt Nam hoàn thiện pháp luật về môi trường, nâng cao năng lực ứng phó thiên tai, thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam tương tự mô hình mà EU và một số nước Châu Âu đã ký với Nam Phi.
Về phần mình, ông Frans Timmermans khẳng định EU cùng các nước thành viên sẽ đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn lực với Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững, giúp Việt Nam thực hiện thành công các cam kết tại COP26, ủng hộ Việt Nam tự chủ về năng lượng.
Tại buổi làm việc, hai bên cũng trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, nhất trí thúc đẩy hợp tác thông qua các cơ chế Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM), Đối tác chiến lược ASEAN – EU.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans

Chiến lược phát triển xanh mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam

Trò chuyện với báo chí về chuyển đổi năng lượng xanh và những cơ hội, thách thức với Việt Nam, ông Alok Sharma - Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch COP26 cho biết ông ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong việc hiện thực hóa cam kết COP26.
Theo ông, mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 năm 2050 không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn cho cả kinh tế và việc làm. Bên cạnh đó, việc đưa ra một chiến lược phát triển xanh sẽ có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam và mọi quốc gia khác.
Ông Sharma cho rằng, Việt Nam có những cơ hội rất lớn khi là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng cũng chịu rủi ro lớn từ biến đổi khí hậu.
“Tôi cảm thấy ấn tượng trước việc Thủ tướng đã nhanh chóng triển khai ủy ban quốc gia và đích thân đứng đầu ủy ban này. Điều này mang lại lòng tin lớn cho nhà đầu tư nước ngoài. Tôi đã gặp nhiều doanh nghiệp, họ đều rất hứng thú với việc đầu tư vào Việt Nam”, Chủ tịch COP26 nói với báo Tuổi trẻ.
Từ điện than hóa thạch tới năng lượng sạch: “Việt Nam đã thay đổi”
Theo ông, đến cuối năm nay, sẽ có những tiến triển lớn ở khía cạnh đầu tư và hỗ trợ cho Việt Nam.
Đối với việc sẽ phải bỏ ra chi phí rất lớn để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ông Sharma cho rằng, chi phí cơ hội để hành động là rất lớn, thay vì trì hoãn. Điều này đúng với mọi quốc gia, và một khi đã không thể tránh được thì cần hành động càng sớm càng tốt.

“Điều này cũng đúng với Anh khi chúng tôi đã tính toán cụ thể chi phí nếu không hành động kịp thời. Ở Anh, chúng tôi đã cắt giảm khí thải 40% nhưng vẫn tăng trưởng kinh tế khoảng 80% trong 30 năm qua, đây là mức cao nhất trong khối G7 và cả G20 những năm gần đây”, Bộ trưởng Chính phủ Anh cho biết.

Một cách rõ ràng là sẽ rất tốn kém cho Việt Nam để đạt mục tiêu này. Do đó, một trong tâm trong thảo luận là làm sao để cộng đồng quốc tế hỗ trợ Việt Nam.
Ông Sharma cho biết, ông đã trao đổi về cách các đối tác phát triển có thể cùng tính toán một gói hỗ trợ cho Việt Nam vào năm tới. Tất nhiên, sẽ cần các quy định rõ ràng để thu hút khối tư nhân.
Theo ông, các đối tác phát triển hỗ trợ Nam Phi chuyển đổi năng lượng với giá trị lên tới 8,5 tỉ USD. COP26 sẽ làm việc với các đối tác để tìm hiểu các hỗ trợ dành cho Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước phát triển và đang phát triển không có sự khác biệt lớn.
“Ở Anh, chúng tôi đã giảm từ 40% năng lượng điện từ than đá xuống còn dưới 2% trong 10 năm trước. Và tới 2024, chúng tôi sẽ không còn sử dụng than đá để sản xuất điện”, ông Sharma nói.
Loạt quan chức cấp cao EU thăm Việt Nam làm gì?
Thảo luận