Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo

© Ảnh : TTXVNTừng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nhằm triển khai các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Trung tâm năng lượng tái tạo sẽ sớm được thành lập tại Việt Nam.
Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các bộ, ban, ngành khác được giao nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai đề án trên.

Chủ trương nhất quán, phù hợp với xu thế tất yếu

Thông tin trên được nêu rõ trong Thông báo số 40/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia tại cuộc họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Alok Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Từ điện than hóa thạch tới năng lượng sạch: “Việt Nam đã thay đổi”
Cụ thể, để phục vụ phục hồi phát triển kinh tế, thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu, cần tiếp tục quán triệt quan điểm, thống nhất nhận thức về tầm quan trọng và tính cấp bách của việc thực hiện cam kết tại COP26, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước đối tác chiến lược của Việt Nam để đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, nhất là tài chính, công nghệ, trình độ quản trị, đào tạo nhân lực.
Việc nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo là cấp thiết, phù hợp với chủ trương nhất quán và xu thế tất yếu của thế giới.
Trang trại điện gió ngoài khơi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2021
Việt Nam tính toán như thế nào để bớt điện than, thêm điện gió ngoài khơi?

Các bộ, ngành nào được phân công nhiệm vụ?

Theo văn bản số 30/TB-VPCP ngày 30/1/2022 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Cuộc họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo nhằm giúp đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm pháp luật, quản trị quốc gia trong lĩnh vực này.
Đồng thời, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan xây dựng đề xuất dự án hỗ trợ kỹ thuật đề nghị Vương quốc Anh và các đối tác phát triển giúp Việt Nam nội luật hóa các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, bao gồm các cam kết tại COP26.
Dự báo khoa học: Đến năm 2030 Nga sẽ chuyển sang 100% năng lượng tái tạo  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
'Việt Nam có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo'
Về truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xây dựng phương án thiết lập các trang thông tin về tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng xanh, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu.
Trước mắt Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải chuẩn bị cho phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, sau đó là các phiên họp định kỳ và đột xuất.

Việt Nam tiến gần hơn tới năng lượng sạch

Như Sputnik đã đưa tin, ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch COP26 thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh chính nêu rõ, với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, tổng thể, toàn diện, Việt Nam tích cực, chủ động tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo Thủ tướng, Việt Nam cũng coi đây là cơ hội để chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
COP26, cam kết của Việt Nam và thể diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Ngay sau COP26, Việt Nam đã nghiêm túc và nhanh chóng triển khai cam kết của mình thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban.
Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đang rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, thúc đẩy phát triển mạnh các nguồn năng lượng điện tái tạo, chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch một cách phù hợp, bền vững, bảo đảm công bằng, công lý.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngài Alok Kumar Sharma, với tư cách là Chủ tịch COP26, sẽ tiếp tục quan tâm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với Vương quốc Anh và các đối tác phát triển trong hỗ trợ chuyên môn, công nghệ, năng lực, tài chính để Việt Nam thực hiện các cam kết, các Sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала