Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

"Toát mồ hôi" để đoán định điểm chính trong Bản phúc đáp của Nga

Bản phúc đáp của Nga ngày 17/2/2022 về cơ bản vẫn bảo lưu lập trường 8 điểm của Nga trong bản đề xuất gửi cho Mỹ và NATO hồi tháng 12/2021, nhưng nó có những điểm mới, đặc biệt là khả năng Nga sử dụng các biện pháp mang tính quân sự-kỹ thuật.
Sputnik
Hôm thứ 5, Đại sứ Hoa Kỳ tại LB Nga đã tới Bộ Ngoại giao (BNG) Nga và nhận được Bản phúc đáp của Nga về trả lời của Mỹ liên quan tới những yêu cầu về an ninh của Nga. Bản phúc đáp này dài 11 trang, trong đó có những điểm cốt lõi mà Sputnik sẽ đề cập ở dưới. Sputnik đã phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế và đề nghị ông đưa ra bình luận về các điểm chính trong Bản phúc đáp của Nga ngày 17/2 vừa qua.
BNG Nga: NATO đang làm đúng những gì họ cáo buộc Matxcơva, đó là xây dựng lực lượng quân sự

Những điểm chính trong Bản phúc đáp của Nga

Phía Mỹ đã không đưa ra trả lời mang tính xây dựng đối với các yếu tố cơ bản của dự thảo hiệp ước với Mỹ do Nga chuẩn bị về đảm bảo an ninh. Trước hết, đó là vấn đề Ukraina và Gruzia từ chối gia nhập NATO và NATO từ chối tạo các căn cứ quân sự trong không gian hậu Xô Viết;
- Trong trường hợp phía Mỹ và các đồng minh của Mỹ không sẵn sàng thỏa thuận về những đảm bảo chắc chắn, mang tính ràng buộc về mặt pháp lý về an ninh của Nga, Nga sẽ buộc phải đáp trả, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp mang tính chất quân sự-kỹ thuật;
Những thông tin về một "cuộc xâm lược của Nga" vào Ukraina là "nỗ lực gây áp lực và làm giảm giá trị các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh";
Việc nhà nước Ukraina mất toàn vẹn lãnh thổ là kết quả của các quá trình đã diễn ra bên trong quốc gia này. Và vấn đề Crưm thuộc về ai đã khép lại. Nếu Ukraina gia nhập NATO, điều này sẽ tạo ra nguy cơ xảy ra xung đột quân sự thực sự giữa Nga và liên minh trong trường hợp Kiev cố gắng lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất bằng vũ lực;
Chính sách “mở cửa của NATO” đi ngược lại với các cam kết cơ bản mà liên minh đã thông qua trong khuôn khổ Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE);
Nga ghi nhận sự sẵn sàng của Hoa Kỳ nghiên cứu các biện pháp kiểm soát vũ khí và giảm thiểu rủi ro. Nhưng các đề xuất của Nga có tính chất trọn gói và cần được xem xét một cách tổng thể mà không được tách riêng từng thành phần của nó ra;
Nga sẵn sàng tham gia vào việc soạn thảo chung một "phương trình an ninh" mới. Các hợp phần chính là đàm phán về START và Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), không triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích phản ứng của Hoa Kỳ và NATO trước các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh. Trong văn bản đáp lại của Nga có viết rằng: Bản chất trọn gói của các đề xuất của Nga đã bị bỏ qua, các chủ đề “tiện lợi” (cho Mỹ và NATO) được cố tình chọn ra, do đó,“bị vặn vẹo ”theo hướng tạo lợi thế cho Hoa Kỳ và các đồng minh. Cách tiếp cận này, cũng như những lời hùng biện đi kèm từ các quan chức Mỹ, càng củng cố thêm những nghi ngờ có cơ sở về việc Washington thực sự muốn khắc phục tình hình an ninh châu Âu.

Nếu muốn một Ukraina thống nhất, Kiev không có cách nào khác là phải ngồi vào đàm phán với các lực lượng ở Lugansk và Donetsk

Bản phúc đáp của Nga ngày 17/2/2022 về cơ bản vẫn bảo lưu lập trường 8 điểm của Nga trong bản đề xuất được gửi cho Mỹ và NATO hồi tháng 12/2021. Trước thái độ thiếu tôn trọng và lèo lá của người Mỹ như phía Nga đã vạch rõ trong phần cuối của văn bản, Nga đã có những tuyên bố cứng rắn hơn so với văn bản trước đó. Đây là điều cần thiết để đáp lại sự vô trách nhiệm, nói không đi đôi với làm của Mỹ đối với tình hình an ninh Châu Âu cũng như trên thế giới.
Nhưng trong bản phúc đáp của Nga ngày 17/2/2022 có những điểm mới. Những điểm mới là:
Nga sẽ có các phản ứng đáp trả, kể cả việc sử dụng các biện pháp có tính quân sự-kỹ thuật, nếu Mỹ và các đồng minh của Mỹ không sẵn sàng thỏa thuận về những đảm bảo chắc chắn, mang tính ràng buộc pháp lý đối với an ninh của Nga.
Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, tất nhiên là giới tình báo Mỹ và dư luận lại phải “toát mồ hôi” để đoán định xem những “biện pháp quân sự-kỹ thuật” mà Nga có thể đáp trả là gì. Nhưng với trình độ phát triển về khoa học và công nghệ của Nga hiện nay, đặc biệt là công nghệ quốc phòng thì rất có thể đó là các vũ khí kỹ thuật phi sát thương nhưng có hiệu quả cao và điều quan trọng là “chưa từng được biết tới” kể cả về nguyên tắc, chưa nói đến cấu tạo và tính năng hoạt động cụ thể.
Nga sẵn sàng tiếp tục cùng với Mỹ nghiên cứu các biện pháp kiểm soát vũ khí và giảm thiểu rủi ro nhưng phải có tính chất trọn gói và cần được xem xét một cách tổng thể mà không được tách riêng từng thành phần của nó ra.
Cư dân tập trung ở trung tâm Simferopol để tưởng nhớ 5 năm ngày Crưm thống nhất với Nga
Đây chính là sự kín kẽ rất cần thiết của Nga để tránh việc Mỹ sử dụng các “thủ đoạn ngôn ngữ” nhằm “cài cắm” các lợi ích của riêng mình và diễn giải các thỏa thuận một cách sai lệch, đi tới việc vô hiệu hóa các thỏa thuận trên thực tế, khiến cho nó chỉ còn tồn tại trên giấy. Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề kiểm soát vũ khí và giảm thiểu rủi ro một cách tổng hợp, nói cách khác là “giải pháp cả gói” sẽ tước đi của người Mỹ những “cơ hội” bảo lưu một số vấn đề mà “Chú SAM” thấy rằng bất lợi hay có tác dụng ngăn chặn sự bành trước của Mỹ, ngăn chặn việc Mỹ lợi dụng các thỏa thuận ấy để xâm phạm độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác.
Nga tái khẳng định lại những sự kiện khiến cho Cộng hòa tự trị Crưm ly khai khỏi Ukraina và gia nhập Liên bang Nga là công việc nội bộ của Ukraina và vấn đề Crimea thuộc về ai đã khép lại.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia: Tình trạng Donbass không thể tránh khỏi sự leo thang
Cần phải nói một cách đầy đủ rằng trong sự kiện Maidan 2014, những người dân Crimea với tư cách là một lãnh thổ tự trị đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý của họ với kết quả hơn 95% dân số đồng ý ly khai khỏi Ukraina và “nộp đơn” xin ra nhập Liên bang Nga. Lá đơn này đã được Hội đồng Liên bang Nga và Duma Quốc gia Nga biểu quyết chấp thuận trước khi được Tổng thống Nga ký ban hành thành luật. Đây là một trình tự pháp lý khách quan, thể hiện ý nguyện của một cộng đồng người, một dân tộc chứ không phải là sự áp đặt từ bên ngoài như hành động của Mỹ và phương Tây đối với Kiev.Với tuyên bố này, Nga cũng ngầm gửi một thông điệp rằng, những người dân ở hai vùng Lugansk và Donetsk cũng có những quyền như vậy. Và nếu họ có tổ chức trưng cầu dân ý ly khai khỏi Ukraina để trở thành các quốc gia độc lập hay gia nhập Liên bang Nga thì đó vẫn là công việc nội bộ của Ukraina. Và nếu muốn một Ukraina thống nhất sau khi Crimea ly khai và gia nhập Liên bang Nga, Kiev không có cách nào khác là phải ngồi vào đàm phán với các lực lượng ở Lugansk và Donetsk.
Thảo luận