Tác giả bài báo nhắc lại tuyên bố hôm thứ Bảy của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người phán đoán rằng Nga "sẽ cố gắng tấn công Ukraina trong những ngày tới". Nhà lãnh đạo Mỹ không đưa ra bằng chứng nào xác nhận được Moskva có ý định như vậy.
Chuyên gia lưu ý rằng Nga coi việc triển khai quân đội gần biên giới là cách để ngăn chặn "liên minh quân sự mạnh nhất thế giới" - NATO - cắm chốt đặt cơ sở ngay trước "ngưỡng cửa nhà mình", trong khi Mỹ coi việc triển khai đó là mối đe dọa. Theo ý kiến của ông, tình huống này gợi nhớ đến phát biểu của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đưa ra vào năm 1904.
"Hoàng đế Đức (Kaiser) Wilhelm II cho rằng người Anh đang lên kế hoạch tấn công nước ông và tiêu diệt hạm đội của Đức... Trên thực tế người Anh không có ý định đó, nhưng bản thân họ lại hoảng sợ cho rằng vị Kaiser này bí mật có ý định... tiêu diệt hạm đội của họ và xóa sổ Đế quốc Anh khỏi địa cầu". Như cựu Tổng thống Hoa Kỳ nhận xét, "đó là trường hợp đáng chú ý nhất khi sự ngờ vực và sợ hãi lẫn nhau đã đưa hai dân tộc đến bờ vực chiến tranh", - ông Beebe dẫn lời vị chính khách.
Bình luận viên lưu ý rằng cơn căng thẳng hoảng loạn đó cuối cùng đã kết thúc bằng thảm kịch Chiến tranh thế giới thứ nhất.
"Khi hiểu được rằng sự ngờ vực và sợ hãi đang đầu độc mối quan hệ giữa Nga với phương Tây ngày nay sẽ dẫn đến một thảm họa trong thời hiện đại, chúng ta nên suy nghĩ về một số thực tế trên quan điểm phê phán", - chuyên gia phân tích cựu trào của CIA kết luận.