Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Thực tế về Ukraina mà phương Tây không nói: «Nga đã chờ đợi kết quả ngoại giao suốt 8 năm»

Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin – bắt đầu chiến dịch quân sự ở Donbass – gắn với thực tế phía Ukraina liên tục vi phạm các thỏa thuận Minsk và chà đạp nhân quyền của người dân tộc Nga sống tại khu vực này. Đó là nhận định của chuyên gia quan hệ quốc tế Mexico Ana Teresa Gutiérrez del Cid.
Sputnik

Vùng Donbas bị quân đội Ukraina bao vây nhiều năm

đột giữa Kiev và hai vùng bắt đầu do hậu quả dùng bạo lực thay đổi chính quyền vào năm 2014, xảy ra với sự trợ giúp của các nước phương Tây, - chuyên gia tuyên bố. Theo quan điểm của bà Ana Gutierrez, sự tồn tại một khu vực xung đột vĩnh viễn đã thúc đẩy gia tăng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

«Tại Ukraina có những phần tử theo chủ nghĩa tân phát-xít và đây là điều người ta không nói ở phương Tây. Sau cuộc đảo chính, phái tân phát-xít bắt đầu đe dọa những người thuộc dân tộc Nga sinh sống ở Donbass», - chuyên gia nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

«Suốt trong 8 năm, xung đột phát triển dưới dạng cuộc chiến quy mô thấp, trong đó dân thường thiệt mạng vô cớ, và tất cả những điều này dưới các khẩu hiệu tân Quốc xã (...) Nga đã chịu đựng rất nhiều, bởi trong 8 năm đó cứ hy vọng rằng phương tiện ngoại giao sẽ phát huy tác dụng giúp tránh xung đột quân sự», - TS về Quan hệ quốc tế của Đại học Tự quản Quốc gia Mexico nhấn mạnh
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia: Phương Tây chờ đợi Zelensky trở thành tổng thống lưu vong
Chuyên gia đánh giá, quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin không phải là hô hào xâm lược hay chiến tranh, mà là nỗ lực bảo vệ các thường dân của vùng Donbass.
Về các biện pháp trừng phạt đang áp đặt chống Nga, trong đó nổi bật là đóng băng công việc xây dựng đường ống dẫn khí «Dòng chảy phương Bắc-2», bà Ana Gutierrez lưu ý rằng hậu quả của những động thái như vậy chắc sẽ ảnh hưởng lớn đến Đức và châu Âu nói chung hơn là với Nga, bởi Matxcơva có cơ hội mở rộng nguồn cung cấp năng lượng của mình sang châu Á.
«Những gì đang diễn ra ở đây là cuộc cạnh tranh giành quyền bá chủ thế giới, vị thế mà Hoa Kỳ không muốn từ bỏ và biến ngay cả người châu Âu thành vật hy sinh, bất kể là châu lục này đang cần và thiếu khí đốt», - bà nói thêm.

Phương Tây thử thách sự kiên nhẫn của Nga suốt thời gian dài

Nhà khoa học chính trị người Serbia Alexander Pavich cho rằng cách xử trí với Ukraina là chính đáng, bởi phương Tây thử thách sự kiên nhẫn của Nga đã quá lâu.

«Người Ukrainа chẳng làm gì trong 8 năm, và trong chuyện này họ nhận được hỗ trợ từ phía của phương Tây. Không những không làm gì để thực thi các thỏa thuận Minsk, mà họ còn ráo riết trang bị vũ khí. Và thời gian gần đây, họ thậm chí còn nói về khả năng đưa Ukraina giành quy chế quốc gia hạt nhân», - ông Pavich nói.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
NATO tuyên bố không có kế hoạch gửi quân đến Ukraina
Như ông đánh giá, quyết định mở rộng NATO về phía đông nhắm tới mục đích làm Nga sụp đổ và đầu hàng, rồi tiếp theo sẽ mở rộng sự bành trướng về phía Bắc kinh. Ông nhắc rằng trong 13 năm Nga đã chờ đợi để đàm phán với NATO và phương Tây nói chung về nguyên tắc an ninh không chia cắt trên không gian từ Lisbon đến Vladivostok.

«Nga quả thực đã thể hiện sự kiên nhẫn đáng kinh ngạc», - chuyên gia Pavich nhận xét.

Đàm đạo với hãng thông tấn, chuyên gia lưu ý rằng Ukraina thực ra không cố gắng tiến hành đàm phán nghiêm túc với các đại diện của DNR và LNR, và ý định thực chất của Kiev bộc lộ qua những cuộc tham vấn chính thức với Croatia, từng có thời «xóa sổ người Serbia hoặc như họ gọi, tái hòa nhập những tàn dư của Cộng hòa Serbian Krajina».
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố về các quân nhân Ukraina trên đảo Zmeiny đầu hàng
Theo lời ông Pavich, dễ thấy là Kiev cần các vùng lãnh thổ phía đông không có cư dân nói tiếng Nga, như Croatia đã làm đối với cư dân Serbia, chỉ để lại con số tượng trưng nhằm mục đích phô trương nguỵ trang.
«Cách hành xử của Ukraina có chống lưng bằng sự hỗ trợ của phương Tây. Nếu không, Ukraina chẳng thể hành xử như vậy. Kể từ năm 2014, phương Tây đã đặt những con rối của họ ở Kiev, nơi thực tế từ đó không hiện hữu chế độ độc lập», - ông Pavich tuyên bố.

«Chế độ và các chính trị gia Kiev đã bỏ lỡ cơ hội bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ. Cần nhắc lại rằng lẽ ra Crưm là một bộ phận của Ukraina nếu như không có cuộc đảo chính vũ trang năm 2014 và quyền lực rơi vào tay phái tân phát-xít chống Nga ở Kiev», - nhà khoa học chính trị kết luận.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tổng thống LB Nga: Vì sao đó Khrushchev đã trao Crưm cho Ukraina
Thảo luận