"Tiến vào từ phía Bắc". Lầu Năm Góc đang mưu toan điều gì ở Bắc Cực

Các căn cứ mới gần vòng Bắc Cực, tàu chiến ở Biển Barents và lực lượng hoạt động đặc biệt ở vùng cực – Hoa Kỳ muốn tự do tiếp cận Bắc Cực.
Sputnik
Trong tương lai gần, Lầu Năm Góc sẽ tăng cường mạnh mẽ lực lượng trong khu vực để thách thức các quyền lợi hợp pháp của Nga ở Bắc Cực và Tuyến đường biển phía Bắc của Matxcơva. Về các kế hoạch sâu rộng của Nhà Trắng - trong tài liệu của Sputnik.

Chống lại Nga và Trung Quốc

Theo Phó Thư ký Hội đồng An ninh Nga Mikhail Popov, kế hoạch của Mỹ có quy mô lớn hơn nữa: các tàu khu trục tên lửa dẫn đường ở biển Barents, dự án xây dựng ba tàu phá băng hạng nặng vào năm 2027, thành lập các căn cứ tàu nổi và tàu ngầm ở Bắc Cực, sư đoàn quân đội được huấn luyện đặc biệt để tiến hành các hoạt động quân sự ở Bắc Cực.
Phó thư ký Hội đồng An ninh Nga chỉ ra:
“Hoa Kỳ đang tìm cách thách thức các quyền lợi hợp pháp của Nga ở Bắc Cực, mục tiêu của Hoa Kỳ là đạt được quyền tiếp cận không bị cản trở vào các nguồn tài nguyên của khu vực và tuyến đường biển Phương Bắc. Trong 2 năm qua, bộ quốc phòng, lục quân, không quân và hải quân của Hoa Kỳ đã thông qua bản cập nhật chiến lược Bắc Cực”.
Chuyên gia: Nga sẵn sàng đẩy lùi nguy cơ đe dọa quân sự của NATO ở Bắc Cực
Ông Popov nói tiếp, Washington sẽ thúc đẩy lợi ích của mình bằng binh lính và tên lửa hành trình Tomahawk. Sự tan chảy nhanh chóng của lớp băng Bắc Cực đang thu hút rất nhiều sự chú ý đến khu vực này. Người Mỹ rất quan tâm đến các loại khoáng sản sẽ sớm có sẵn để khai thác.
Một năm trước, Lầu Năm Góc đã thông qua bản cập nhật chiến lược Bắc Cực. Sự chú ý đặc biệt được dành cho Nga và Trung Quốc - hai đối thủ cạnh tranh chính. Và yếu tố then chốt của chiến lược này là đưa Lực lượng Đặc nhiệm đa miền (Multi-Domain Task Forces - MDTF) đến Alaska, nhóm đặc nhiệm này sánh được với một sư đoàn đầy đủ giá trị với sở chỉ huy, các đơn vị hỗ trợ và một số đơn vị cho các mục đích khác nhau.
Một binh sĩ Mỹ khai hỏa từ hệ thống tên lửa chống tăng Javelin (ATGM) trong cuộc tập trận Cold Response 2020 ở Na Uy.

Chiến thuật mới

Các loại vũ khí chính của MDTF là pháo phản lực bắn loạt, tên lửa dẫn đường chính xác tầm xa và trong tương lai sẽ có cả vũ khí siêu thanh. Theo các chiến lược gia của Lầu Năm Góc, đội hình này sẽ hoạt động cả từ lãnh thổ Alaska và trực tiếp ở Bắc Cực. Nếu cần thiết, đội hình này sẽ được yểm trợ hỏa lực từ các chiến hạm rất tích cực hoạt động ở vùng này trong một thời gian dài. Vào tháng 5 năm 2020, họ đã kích động xung đột đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh bằng cách cử các khu trục hạm tên lửa của Mỹ Porter, Donald Cook và Franklin Roosevelt (lớp Arleigh Burke) và tàu khu trục tên lửa Kent của Anh tiến vào Biển Barents - khu vực vùng biển "sân nhà" của Hạm đội phương Bắc Nga.
Các tàu khu trục Porter, Donald Cook và Franklin Roosevelt của Hải quân Mỹ và khinh hạm Kent của Anh.
Khi đó, chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, tổng biên tập của tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc, đã lưu ý rằng, sự xuất hiện của một nhóm tàu chiến tấn công hải quân tiến vào vùng biển Barents cho thấy sự thay đổi trong chiến lược tổng thể của Lầu Năm Góc. Nếu trước đây người Mỹ không coi Hải quân Nga là đối thủ nặng ký thì giờ đây họ thừa nhận rằng, vị thế của Điện Kremlin ở Bắc Cực là rất vững chắc. Và Hoa Kỳ sẽ tốn rất nhiều công sức để làm lung lay vị thế của Nga.
Alexander Mikhailov, Giám đốc Cục Phân tích Chính trị-Quân sự của Nga, cho biết:
“Trong 2-3 năm qua, người Mỹ đã cảm nhận rất rõ sự thất bại của mình ở Bắc Cực, họ chỉ đơn giản là đưa khu vực này ra khỏi danh sách các lợi ích chiến lược quan trọng. Mỹ đã phát triển cơ sở hạ tầng quân sự của mình trên khắp thế giới, nhưng chiến lược này đã không bao gồm cả khu vực Bắc Cực. Người Mỹ hiện chỉ còn 2 tàu phá băng còn hoạt động, hạm đội phương Bắc trên thực tế, không được phát triển như một nhóm quân sẵn sàng hoạt động ở khu vực Bắc Cực".
Tàu Bắc Cực của Nga kết hợp tàu phá băng, tàu chở hàng, tàu chở dầu và tàu chở khách

Tình trạng thiếu hụt về công nghệ

Chính những tàu phá băng được nhiều chuyên gia gọi là "gót chân Achilles" trong chiến lược mới của Lầu Năm Góc. Thành thật mà nói, hai chiếc tàu cũ tương đối khả dụng là không đủ để thống trị khu vực. Tình hình cũng không tốt hơn ở các nước khác tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực - Canada, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch.
Ví dụ, Canada có các tàu chiến có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở vùng biển Bắc Cực, nhưng họ không có khả năng triển khai các lực lượng lớn trên đất liền. Hải quân Na Uy có 4 tàu tuần tra có khả năng phục vụ trong những vùng nước Bắc Cực, nhưng vũ khí trang bị khiêm tốn của chúng sẽ không cho phép Na Uy cạnh tranh bình đẳng với Hạm đội phương Bắc của Nga. Đan Mạch có lực lượng hải quân khá mạnh, nhưng có ít tàu có thể phá vỡ lớp băng và cũng không có cơ sở hạ tầng quân sự ở Bắc Cực. Sức mạnh quân sự trên biển của Phần Lan và Thụy Điển là không đáng kể.
Tàu phá băng Healy của lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ
Như vậy, ở vùng biển phía Bắc, Hoa Kỳ không thể hoàn toàn dựa vào các đồng minh. Ngoài ra còn có những vấn đề trên đất liền. Trên thực tế, không có thiết bị đủ khả năng vận chuyển hàng hóa và nhân sự trong những điều kiện khắc nghiệt của vùng Bắc Cực. Máy kéo-xe địa hình duy nhất thích hợp cho công việc này là loại xe bánh xích kép liên kết Bandvagn 206 (BV206) không lớn do Thụy Điển sản xuất. Các xe này được biên chế với tên gọi xe hỗ trợ đơn vị nhỏ (Small Unit Support Vehicle - SUSV). Tuy nhiên, những chiếc xe Hoa Kỳ đang có đã được sản xuất cách đây 40 năm và đã từ lâu không đáp ứng được những yêu cầu hiện đại.
Vào tháng 4 năm 2021, Quân đội Hoa Kỳ đã công bố mở cuộc thi trong khuôn khổ chương trình CATV (“Xe địa hình dành cho vùng khí hậu lạnh”). Người chiến thắng sẽ được xác định vào năm tài chính 2022. Lầu Năm Góc có kế hoạch mua 110 chiếc CATV.

Lợi thế của Nga

Nga đang có lợi thế hơn nhiều. Có hai tàu phá băng hạt nhân được thiết kế với hai lò phản ứng hạt nhân có công suất 75.000 mã lực (Yamal, 50 Let Pobedy), hai tàu phá băng hạt nhân với một lò phản ứng công suất khoảng 50.000 mã lực (Taimyr, Vaygach), một tàu chở container hạng nhẹ chạy bằng năng lượng hạt nhân Sevmorput với một lò phản ứng có công suất 40.000 mã lực và năm tàu ​​hỗ trợ. Tàu phá băng Sovetskiy Soyuz đang trong trạng thái dự bị hoạt động. Ngoài ra, còn có các tàu diesel-điện.
Tàu phá băng nguyên tử "Yamal" nghiên cứu biển Kara trong khuôn khổ chuyến thám hiểm Bắc Cực "Kara-Winter 2015"
Nga đã xây dựng mạng lưới căn cứ quân sự và sân bay ở vùng phía bắc. Và các binh sĩ được triển khai trong khu vực sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Hầu hết tất cả các thiết bị mặt đất đều được gắn trên xe chạy mọi địa hình DT-30 Vityaz hai liên kết, không sợ sương giá xuống tới âm 55 độ C. Một số phiên bản sửa đổi có thể vượt qua bất kỳ chướng ngại vật nước nổi, giúp tăng khả năng di chuyển lên rất nhiều.
Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 được triển khai ở Bắc Cực dưới sự bảo vệ của các hệ thống phòng không mới Pantsir và Tor. Và các căn cứ của Nga được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ biển bằng các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển.
Tất cả những vũ khí này đều thuộc quyền sử dụng của đội hình đầy đủ giá trị đầu tiên ở Bắc Cực thuộc Lục quân Nga. Đây là Lữ đoàn bộ binh cơ giới Bắc Cực số 80, đồn trú tại làng Alakurtti, vùng Murmansk. Lữ đoàn có mọi thứ cần thiết cho các hoạt động chiến đấu - từ xe tải bốn bánh, xe tăng, cho đến xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo. Ngoài ra còn có phiên bản sửa đổi của trực thăng Mi-8AMTSh-VA với hệ thống sưởi ấm đặc biệt và chất liệu cách nhiệt tân tiến.
Loại máy bay trực thăng dùng cho Bắc Cực Mi-8AMTSH-VA.
Thảo luận