Cụ thể, Tập đoàn Than & khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc được xuất khẩu 2,03 triệu tấn than.
Xuất khẩu nhưng phải đảm bảo nguồn cung
Bộ Công Thương vừa gửi hai doanh nghiệp nói trên Kế hoạch xuất khẩu tham năm 2022.
Theo đó, TKV được xuất khẩu tối đa 2 triệu tấn than, trong đó 60% là than cám (tương đương 1,2 triệu tấn), còn lại là 800.000 tấn than cục. Còn Tổng công ty Đông Bắc được xuất khẩu tối đa 30.000 tấn than cục.
Tính toán ban đầu cho thấy, tổng lượng than xuất khẩu của hai doanh nghiệp này năm nay tăng gần nửa triệu tấn so với năm 2021.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đưa ra lưu ý, việc xuất khẩu than không được ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu phục vụ tiêu thụ, sản xuất trong nước. Lý giải về quyết định này, đại diện của Bộ Công Thương cho biết:
“Việc xuất khẩu này phải đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với bán trong nước và tối đa lợi ích kinh tế cho nhà nước, doanh nghiệp”.
Được biết, năm 2021, TKV và Tổng công ty Đông Bắc được phép xuất khẩu 1,55 triệu tấn than, trong đó TKV là 1,5 triệu tấn, Tổng công ty Đông Bắc là 50.000 tấn.
Thị trường than trên thế giới ra sao?
Căng thẳng tại Ukraina khiến nhu cầu cung cấp than cho nguồn điện, đặc biệt tại các quốc gia Châu Âu tăng. Bên cạnh đó, Đức ngừng mua khí đốt của Nga để giảm sự phụ thuộc vào Matxcơva và thay thế khí đốt bằng than. Các diễn biến trên khiến nguồn cung than hạn hẹp và đẩy giá lên cao.
Giá than nhiệt ở Châu Á, thị trường lớn nhất cho loại nguyên liệu này, đã tăng kỷ lục 46% trong hôm 3/3 do lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Hợp đồng tương lai với than nhiệt chất lượng cao tại cảng Newcastle ở Australia đã tăng lên 446 USD/tấn hôm 2.3, tăng 140,55 USD trong một ngày và là mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2008.
Lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga và một số nguyên nhân khác như quyết định cấm xuất khẩu than của Indonesia vào tháng 1, hay thiếu lao động ở Trung Quốc v.v. là những nguyên do khiến giá than thế giới tăng vọt.