Việt Nam tính toán như thế nào để bớt điện than, thêm điện gió ngoài khơi?

© Depositphotos.com / Mic1805Trang trại điện gió ngoài khơi.
Trang trại điện gió ngoài khơi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2021
Đăng ký
Việt Nam hiện là thị trường điện gió tăng nhanh nhất Đông Nam Á, thứ hai ở châu Á và sở hữu tiềm năng phát triển năng lượng gió ngoài khơi hàng đầu thế giới.
Dù tiềm năng điện gió cực lớn, nhưng vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam, tại Quy hoạch Điện 8, Bộ Công Thương chỉ xem xét nâng công suất đặt của điện gió ngoài khơi lên 5.000MW đến 2030 và 40.000MW đến 2045.

Tiềm năng điện gió của Việt Nam như thế nào?

Ban Kinh tế Trung ương, Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đã tổ chức hội thảo “Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch Việt Nam”.
Thông tin về tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, gió ngoài khơi được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo duy nhất có khả năng chạy phụ tải nền cho hệ thống.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km với 28 tỉnh, thành phố ven biển, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn.
Tốc độ gió trung bình hàng năm của Việt Nam đều ở mức lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất khoảng 512GW. Ngoài ra, vận tốc gió ở độ cao 100m đạt từ 9-10m/s.
Cánh đồng điện gió ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Thành tích phi thường của Việt Nam trong phát triển điện gió và năng lượng Mặt Trời
Trong khi đó, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết ngày 31/10/2021, Việt Nam đã có 88 dự án điện gió hòa lưới với tổng công suất đặt khoảng 4,2 GW. Đối với điện gió ngoài khơi, hiện đã có 35 dự án đang nghiên cứu và triển khai với tổng công suất dự kiến lên đến 60 GW.
“Điều này cho thấy tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam là rất lớn, hoàn toàn bảo đảm đáp ứng nhu cầu điện năng trong tương lai”, ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.
Các báo cáo cũng cho thấy, cùng với năng lực và kinh nghiệm xây dựng các công trình ngoài khơi, các công trình biển và hệ thống logistics phụ trợ của ngành dầu khí hiện nay, Việt Nam có thể phát huy tốt nội lực để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi gắn với chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics trong những năm tới.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank -WB), Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thị trường điện gió ngoài khơi với quy mô 5-10 GW vào năm 2030, giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 60 tỷ USD cho nền kinh tế.
“Nhiều tổ chức quốc tế cũng khuyến nghị quy mô tối thiểu để bảo đảm tính hiệu quả về quy mô của ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam tối thiểu khoảng 5 GW”, ông Nguyễn Đức Hiển lưu ý.

Điện gió Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Tại Hội thảo, Giám đốc Điều hành Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) Ben Backwell đánh giá rất tích cực về tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
“Việt Nam hiện là thị trường điện gió phát triển nhanh nhất Đông Nam Á (ASEAN), cũng như nhanh thứ hai tại châu Á nói chung”, lãnh đạo GWEC khẳng định.
Đại diện Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu nhấn mạnh, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km lại sở hữu nguồn tài nguyên điện gió ngoài khơi tốt, với hệ số công suất cao và số giờ tải lớn. Bên cạnh đó, những tiến bộ công nghệ đạt được trong thời gian qua cũng đã tăng cường tính ổn định và dễ đoán định của điện gió ngoài khơi.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
Bộ trưởng Công Thương: Khẩn trương xây dựng khung giá điện gió, điện mặt trời
Giám đốc Điều hành Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) Ben Backwell cho rằng, với việc đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió hoàn toàn có thể trở thành nguồn chủ đạo của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai, nhờ đó có thể giảm thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.
Lãnh đạo GWEC nêu rõ, như đã thấy trong thời gian qua, với hơn 3,98 GW công suất điện gió được bổ sung trong năm 2021, điện gió ngoài khơi đã sẵn sàng để trở thành một cột trụ quan trọng trong công cuộc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.
“Chúng tôi cho rằng việc nhanh chóng phát triển nguồn điện gió hết sức cấp thiết cho mục tiêu giảm phát thải ròng net zero của Việt Nam”, ông Ben Backwell bày tỏ.

Vì sao các địa phương đua nhau làm điện gió?

Bàn về quy hoạch điện gió ngoài khơi của Việt Nam, tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cung cấp nhiều dữ liệu đáng lưu ý.
Theo đó, tại Quy hoạch Điện 8 đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương xem xét nâng công suất đặt điện gió ngoài khơi lên 5.000MW đến 2030 và 40.000MW đến 2045.
Ông An nhấn mạnh, với tổng công suất trên toàn cầu đạt mức 35.000GW tính hết năm 2020 thì điện gió ngoài khơi có một tương lai đặc biệt hứa hẹn. Tiềm năng điện gió của Việt Nam rất lớn.
© Ảnh : Công Trí-TTXVNCác dự án điiện gió ở vùng biển tỉnh Bến Tre
Các dự án điiện gió ở vùng biển tỉnh Bến Tre - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Các dự án điiện gió ở vùng biển tỉnh Bến Tre
Dẫn chứng về sức hút của các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho hay, thời gian qua, Bộ Công Thương hiện đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW trong khi dự thảo Quy hoạch điện 8 mà Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự kiến sẽ phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng lên 40.000 MW vào năm 2045. Mức chênh lệch rất lớn.
“Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi, vận tốc gió ở độ cao 100 m đạt khoảng 9-10 m/s và khu vực tiềm năng nhất là miền Nam Trung Bộ. Có lẽ cũng bởi nhìn thấy tiềm năng này mà điện gió ngoài khơi đang nhận được sự quan tâm của nhiều địa phương với lượng đăng ký lên tới công suất 129.000 MW”, Thứ trưởng Bộ Công Thương lý giải.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Hoàng An lưu ý, với cam kết đạt mức phát thải ròng zero vào năm 2050, đặc biệt là tại COP 26 vừa qua, ‘Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực để thực hiện cam kết của mình’, trong đó có lĩnh vực năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
Ông An nhắc lại, hiện Bộ Công Thương đang hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch điện VIII (Quy hoạch Điện 8), trong đó dự kiến đề xuất quy mô các dự án điện gió ngoài khơi đạt khoảng 5.000 MW vào năm 2030 và tăng dần tới quy mô trên 40.000 MW vào năm 2045. Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế và kỹ thuật cho phép thì có thể phát triển nhiều hơn nữa.
“Nếu điều kiện cho phép thì cơ quan quản lý sẽ đẩy sớm và nhiều hơn so với con số quy hoạch, để điện gió ngày một đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam”, Thứ trưởng Công Thương khẳng định.
Lý giải vì sao chỉ phát triển 5.000MW trong giai đoạn đầu, dù các địa phương xin đăng ký trên 110GW, Phó Cục trưởng Cục Điện lự và Năng lượng tái tạo Nguyễn Tuấn Anh cho biết, thị trường điện gió chưa phổ biến, bị ràng buộc bởi lưới truyền tải nên Viêt Nam vẫn chưa làm chủ và tham gia nhiều chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi.
Năng lượng mặt trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Cái bắt tay của Novaland và VinaCapital phù hợp với chiến lược năng lượng Việt Nam
Ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin, trong số 5.000 MW thì miền Bắc sẽ là 2.000 MW và miền Nam là 3.000 MW. Đến năm 2045, với công suất tăng trên 40.000 MW thì điện gió ngoài khơi sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn.
“Đến năm 2030 Việt Nam chỉ tham gia vào lượng công suất nhất định để có thời gian tăng cường lưới điện truyền tải, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp cho điện gió ngoài khơi, mặc dù đây là nguồn tốt để thay thế dần nhiên liệu hóa thạch nhưng ta phải có lộ trình”, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nói.

Làm gì để phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho hay, các đánh giá đến nay đều nhận định, điện gió ngoài khơi cần phải đóng vai trò quan trọng trong tổng cung năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới.
Về mặt lợi ích, phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam còn giúp lan tỏa, góp phần tạo ra công ăn việc làm và từng bước hình thành ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho lĩnh vực phát triển điện gió tại Việt Nam.
“Có thể nói đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức rất lớn đối với lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam”, ông An bày tỏ.
Theo Bộ Công Thương, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đang xem xét thúc đẩy tiến trình xã hội hóa phát triển lưới điện truyền tải, khuyến khích doanh nghiệp chủ động huy động vốn để đầu tư vào lưới điện truyền tải.
Trang trại điện gió Trung Nam được khánh thành tại huyện Thuận Bắc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Việt Nam lần đầu tiên có dự án điện gió ngoài khơi lên tới 3.500MW hợp tác với Đan Mạch
Chính sách này được kỳ vọng là giải pháp để tăng tốc đầu tư cho hạ tầng lưới điện truyền tải khu vực ven biển, phục vụ phát triển các dự án điện gió ngoài khơi của đất nước.
“Mặc dù vậy, phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam là lĩnh vực còn mới mẻ. Do đó, còn nhiều vấn đề cần được đặt ra và giải quyết bao gồm việc xây dựng các cơ chế, chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng lưới điện, nâng cao năng lực thi công, xây lắp và phát triển chuỗi cung ứng nội địa”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nêu rõ.
Đại diện Bộ Công Thương nhắc lại, mục tiêu trên hết vẫn là đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế và người dân Việt Nam với chi phí hợp lý.
Đồng tình với Thứ trưởng Công Thương, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cũng cho rằng, đến nay, điện gió ngoài khơi vẫn được coi là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa chỉ đạo yêu cầu “xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam” nêu tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị của các cấp, các ngành còn chậm.
Chủ sở hữu  công ty Novatek Leonid Mikhelson - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
NOVATEK và PetroVietnam Power ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực LNG và năng lượng
Phát biểu tại Hội thảo, ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á thuộc Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu tiếp tục đánh giá cao tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới và khu vực của Việt Nam.
“GWEC có niềm tin mạnh mẽ về việc điện gió ngoài khơi sẽ được triển khai tại Việt Nam trong vài năm tới. Chúng tôi hoan nghênh sự cởi mở của Chính phủ trong việc đối thoại với ngành để cùng đưa ra những giải pháp tháo gỡ các vướng mắc hiện tại”, ông Mark Hutchinson nhấn mạnh.
Chuyên gia của GWEC cho biết, sau giai đoạn khởi tạo và triển khai 4-5 GW đầu tiên, điện gió ngoài khơi sẽ đạt được mức giảm chi phí đáng kể. Nếu được hỗ trợ mạnh mẽ trong giai đoạn này, điện gió ngoài khơi sẽ phát triển vượt bậc và nhanh chóng cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác (như điện than, điện mặt trời, thủy điện, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG…).
Đại diện giới đầu tư, Phó Chủ tịch Copenhagen Offshore Partners (COP) Keld Bennetsen, đơn vị phụ trách dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, Bình Thuận, đặt vấn đề tại Việt Nam còn thiếu khung pháp lý về phát triển điện gió ngoài khơi.
“Nhà đầu tư cần khung pháp lý rõ ràng. Chúng ta vẫn cần các hợp đồng mua bán điện (PPA) và các cơ chế để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính quốc tế tham gia một cách cởi mở”, ông Keld Bennetsen trăn trở.
Lãnh đạo COP cũng bày tỏ, hệ thống lưới điện của Việt Nam cũng cần được nâng cấp với kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi và câu chuyện giá cố định (FIT) - yếu tố giúp hỗ trợ cho các dự án đầu tiên. Cùng với đó, điều quan trọng nữa là các dự đầu tiên sẽ cần được phát triển bởi các công ty giàu kinh nghiệm.
“Nhờ đó sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư tài chính cũng như các nhà đầu tư quốc tế vào phát triển chuỗi cung ứng, nền kinh tế địa phương và phát huy chuỗi giá trị quốc gia”, ông Keld Bennetsen khẳng định.
Đại diện Copenhagen Offshore Partners nêu ví dụ, với dự án La Gàn có công suất 3.500 MW - tổng vốn đầu tư tới hơn 10 tỷ USD, nếu tỷ lệ nội địa hóa dự kiến chiếm khoảng 44,1% thì sẽ đóng góp hơn 4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam và tạo ra hơn 45.880 việc làm cho người dân địa phương, do đó, lợi ích là rất lớn.
Rác - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Bao giờ nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới của Việt Nam vận hành?
Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiền lưu ý, thời gian tới, cần đánh giá tiềm năng và điều kiện, cơ sở cho phát triển điện gió ngoài khơi, có các kịch bản cho phát triển điện gió ngoài khơi đến năm 2030, đánh giá về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Đồng thời, trên cơ sở ấy, cần khuyến nghị các chính sách và giải pháp thu hút vốn, xây dựng chuỗi giá trị về công nghiệp chế tạo, xây lắp và các dịch vụ liên quan, phát triển cảng, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Nguyễn Tuấn Anh cho biết, không đơn thuần mà Bộ Công Thương xem xét mục tiêu dự kiến phê duyệt đến năm 2030 chỉ khoảng 5.000MW dù số đăng ký lớn, tất cả đều phải dựa vào mô hình tính toán cực tiểu, chi phí và kèm theo các ràng buộc như về lưới điện liên kết, cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.
Cụ thể, tại mỗi vùng miền sẽ đưa ra cơ cấu nguồn điện trong từng giai đoạn, là định hướng cho phát triển. Trên cơ sở tính toán, quy mô có thể sẽ nhỏ hơn so với nhu cầu của một khu vực, nhưng đó là kết quả mô hình tính toán tối ưu mà quy hoạch đưa ra làm cơ sở lựa chọn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Thủ tướng khẳng định về nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng "0" của Việt Nam trong năm 2050
Chủ tịch Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu GWEC Ben Backwell nhấn mạnh, tại COP26, lãnh đạo GWEC đã gặp Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam (Phạm Minh Chính) và những cam kết đưa phát thải ròng về 0 đã truyền cảm hứng và là động lực mạnh để chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
“Việt Nam cần phải cải tiến khuôn khổ pháp lý để làm tiền đề cho việc triển khai điện gió trên quy mô lớn. Chi phí của điện gió Việt Nam sẽ ngang bằng với giá thế giới khi có chế độ phù hợp”, ông Ben Backwell khẳng định.
Hiện tại, trên thế giới, Trung Quốc sản xuất khoảng 50% tổng công suất điện gió trên toàn cầu. Việt Nam hiện cũng đang nghiên cứu và triển khai với tổng công suất dự kiến lên đến 60 GW.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала