Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết Washington đã cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga vì tình hình liên quan Ukraina. Đồng thời người đứng đầu nước Mỹ thừa nhận rằng những lệnh trừng phạt như vậy sẽ làm tăng giá nhiên liệu tại các trạm xăng của Mỹ vốn đã tăng 75 cent/gallon kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraina.
"Hoa Kỳ có lẽ sẽ vượt qua được bằng cách nào đó khi ngừng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga, nhưng việc này gần như chắc chắn sẽ kéo theo những tổn thất to lớn về tài chính", - tờ báo viết.
Bài báo chỉ rõ rằng nguồn cung năng lượng của Nga chiếm hơn 8% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Hoa Kỳ, và việc từ bỏ nguồn cung cấp ấy sẽ dẫn đến tình trạng giá tăng đáng kể, "ít nhất là cho đến khi có các nguồn cung cấp năng lượng khác đến từ một nơi nào đó".
Trích dẫn báo cáo của JPMorgan, bài viết lưu ý rằng các nước thành viên OPEC có thể quyết định tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu sang Hoa Kỳ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng thay thế nguồn cung cấp dầu của Nga cho Mỹ.
Ông Morgan Bazilian, Giám đốc Viện Payne ở Colorado cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo rằng các nhà cung cấp năng lượng Trung Đông không định giúp Washington đối phó với hậu quả của các lệnh trừng phạt chống Nga.
“Theo như tôi hiểu, ê-kíp của ông Biden đã kiên trì gọi cho Ả Rập Saudi, UAE và các quốc gia khác. Nhưng đòn bẩy ngoại giao của người Mỹ để tác động tới những quốc gia này là có hạn, và họ tỏ ra không mấy mong muốn khuất phục trước sức ép của ông Biden và Hoa Kỳ”, - ông Bazilian nói.
Tờ báo chỉ ra rằng quan hệ của chính quyền Biden với Riyadh đã nguội lạnh do phản ứng của phe đảng Dân chủ trước cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi, còn Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman gần đây tuyên bố rằng ông "không quan tâm đến ý kiến của ông chủ Nhà Trắng nghĩ về ông như thế nào".
Basilian cũng gọi quan điểm cho rằng việc Washington từ bỏ nguồn dầu của Nga có thể giúp Mỹ "độc lập về năng lượng" là một “sai lầm sâu sắc”.