Các nhà đầu tư Trung Quốc tin vào triển vọng hợp tác với Nga

Giá cổ phiếu của các công ty Trung Quốc tham gia vào thương mại Nga-Trung đang tăng vùn vụt trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng tiếp tục phát triển tích cực. Tuần trước, báo giá của Jinzhou Port (Cảng Cẩm Châu) trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã tăng 80%.
Sputnik
Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần và hỗ trợ thương mại khác tham gia sự hợp tác kinh tế và thương mại Nga-Trung.
Bất chấp thực tế là thị trường chứng khoán toàn cầu đang trong tình trạng biến động do các sự kiện ở Ukraina, và chỉ số chứng khoán CSI 300 Index của Trung Quốc CSI300 cũng không phải là ngoại lệ - đã giảm hơn 3% trong tuần qua, nhưng, cổ phiếu của các công ty Trung Quốc có quan hệ thương mại với Nga vẫn trong giai đoạn tăng. Jinzhou Port đang thêm 10% mỗi ngày, đây là mức dao động hàng ngày được phép tối đa trên thị trường. Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở Xinjiang Tianshun Supply Chain, Jiangsu Lianyungang Port, v.v. Điều thú vị là hoạt động kinh doanh của các công ty này không liên quan trực tiếp với Nga. Cũng như trong trường hợp với cảng Jinzhou, các nhà đầu tư chỉ đơn giản là lạc quan về khoảng cách địa lý gần gũi với Nga. Họ tin rằng, trước sức ép trừng phạt của các nước phương Tây, cũng như do sự rạn nứt trong quan hệ kinh doanh giữa Nga và nhiều công ty nước ngoài, Matxcơva sẽ thúc đẩy quá trình “xoay trục hướng Đông”, và sự hợp tác giữa các công ty Nga và Trung Quốc sẽ phát triển nhanh chóng.
Mỹ thử nghiệm các biện pháp trừng phạt chống Nga lên Trung Quốc

Tâm lý nhà đầu tư không phải lúc nào cũng phản ánh bức tranh khách quan của thị trường

Cảng Jingzhou, chẳng hạn, lo ngại về sự cường điệu xung quanh chứng khoán của mình, và lưu ý rằng, các chỉ số kinh tế cơ bản vẫn giữ nguyên. Mặt khác, logic của các nhà đầu tư có những cơ sở nhất định. Nhiều người muốn sớm tham gia vào thị trường trong khi có xu hướng tăng để tận dụng những triển vọng vừa mới xuất hiện.
Nhìn chung, chiến lược “xoay trục hướng Đông” của Nga không phải là điều mới mẻ. Nga đã bất đầu quá trình này sau năm 2014, khi phương Tây lần đầu tiên áp dụng các biện pháp trừng phạt gây sức ép lên nền kinh tế Nga. Nhưng, khi đó quá trình này đã diễn ra từ từ, không quá vội vàng. Cho đến gần đây, các biện pháp trừng phạt chống lại Nga chủ yếu nhằm vào một số mục tiêu cụ thể và không có tác động nghiêm trọng đến sự phát triển quan hệ kinh doanh của Nga với các đối tác phương Tây. Bây giờ tình hình đã thay đổi. Chính quyền của các nước phương Tây đang tích cực gây áp lực lên các nhà kinh doanh, tạo ra những rủi ro danh tiếng bị thổi phồng một cách giả tạo. Trong hoàn cảnh đó, nhiều công ty đang cố gắng phòng tránh rủi ro, chờ đến khi tình hình trở nên rõ ràng hơn và hạn chế hoạt động tại thị trường Nga.
Rúp và nhân dân tệ
Tuy nhiên, Trung Quốc không ủng hộ chính sách trừng phạt đơn phương và sẽ không tham gia các biện pháp hạn chế chống lại Nga, theo tuyên bố của ông Guo Shu Qing, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc. Theo ông, đối với bản thân Trung Quốc, rủi ro trừng phạt là tối thiểu. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Vào cuối năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Nga đã tăng 35,9% lên đến 146 tỷ USD. Hai nước đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại lên 250 tỷ USD vào năm 2025. Vào cuối tháng 2, khi phương Tây kêu gọi Trung Quốc gia tăng sức ép lên Nga liên quan đến tình hình ở Ukraina, thì Trung Quốc ngược lại đã thực hiện các bước để kích thích thương mại song phương với Nga. Ví dụ, Trung Quốc đã dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm đối với lúa mì nhập khẩu từ Nga.
Điều hoàn toàn hợp lý là trong tình hình hiện nay, Trung Quốc xuất phát không chỉ từ các nguyên tắc hữu nghị, mà còn từ các nguyên tắc trong quan hệ đối tác chiến lược đáp ứng lợi ích quốc gia của cả hai bên. Trung Quốc, giống như Nga, đang phải đối mặt với hành vi hung hăng của Mỹ. Ý định của Washington là tạo ra cái nêm gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự hình thành một mặt trận thống nhất của hai nước chống lại Hoa Kỳ. Và chiến lược dài hạn của Washington vẫn không thay đổi: không ngừng gia tăng các nỗ lực để ngăn chặn và kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc cũng như sự phát triển của Nga.
Trung Quốc cho biết thương mại song phương giữa nước này và Nga tăng mạnh

Về mặt kinh tế, việc tăng cường quan hệ đối tác với Nga là một điều quan trọng đối với Trung Quốc

Trước hết bởi vì Matxcơva vẫn là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Trung Quốc và là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn thứ ba. Hơn nữa, Nga có tiềm năng cần thiết để tăng nguồn cung cấp nhiên liệu xanh. Nhu cầu của Trung Quốc với khí đốt dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Cuộc khủng hoảng năng lượng quét qua thế giới vào mùa thu năm ngoái cho thấy rằng, vẫn còn quá sớm để chỉ dựa vào các nguồn năng lượng mới. Khí đốt tự nhiên có thể là giải pháp phù hợp cho quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững trong những năm tới.
Cho đến nay, cán cân thương mại Nga-Trung chưa đạt trạng thái cân bằng bởi vì có thặng dư của Nga. Tuy nhiên, vào thời điểm mà các nhà cung cấp phương Tây từ chối hợp tác với Nga, Trung Quốc có triển vọng tốt để tăng nguồn cung các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, từ đó có thể không chỉ đạt cân bằng thương mại mà thậm chí chuyển dịch theo hướng có lợi cho mình. Việc mở rộng thương mại phù hợp với các ưu tiên quốc gia của Trung Quốc. Báo cáo về công tác của Chính phủ trình lên Kỳ họp lần thứ 5, khóa XIII Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Trung Quốc (CPPCC) hôm thứ Bảy tại Bắc Kinh nêu rõ, Trung Quốc sẽ mở rộng hợp tác kinh tế thương mại đa phương và song phương, đồng thời sẵn sàng tăng cường hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước trên thế giới.
Thảo luận