Mỹ thử nghiệm các biện pháp trừng phạt chống Nga lên Trung Quốc

© AFP 2023 / Mark RalsonNgười cao tuổi cầm cờ Trung Quốc và Nga
Người cao tuổi cầm cờ Trung Quốc và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Đăng ký
Mỹ đang xem xét lại chính sách thương mại của mình đối với Trung Quốc. Điều này được nêu trong báo cáo thường niên do Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ công bố.
Cần lưu ý Washington đang tìm kiếm những cách thức mới để chống lại những nơi hoạt động theo nguyên tắc phi thị trường, như Mỹ tin tưởng, đó là hoạt động thương mại của Trung Quốc. Đồng thời, Hoa Kỳ đang mở ra mặt trận thứ hai trong cuộc đối đầu kinh tế và công nghệ — vốn đã thực hiện với Nga.

Liệu nền kinh tế Mỹ có thể tồn tại trong cuộc chiến thương mại 2 mặt trận?

Sau khi Joe Biden nhậm chức, Mỹ hứa sẽ sửa đổi chính sách thương mại đối với Trung Quốc nhưng đến nay, vẫn chưa có số liệu cụ thể nào được công bố về việc chính sách này có thể thay đổi như thế nào. Các loại thuế quan có hiệu lực dưới thời chính quyền Mỹ trước đây vẫn được giữ nguyên. Hơn nữa, một số hạn chế đối với các công ty công nghệ Trung Quốc thậm chí còn được mở rộng. Ví dụ, danh sách các công ty được cho là có liên quan đến công nghiệp - quân sự Trung Quốc đã được kéo dài để bao gồm thêm các doanh nghiệp dân sự, kể cả nhà sản xuất máy bay không người lái DJI. Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh trong một cuộc chiến thương mại, hợp tác kinh tế bình thường là không thể. Việc hạn chế cung cấp công nghệ và linh kiện điện tử mà Trung Quốc cần đang cản trở việc người Mỹ đạt được mục tiêu đã tuyên bố trong cuộc chiến thương mại - nhằm giảm sự mất cân bằng trong thương mại Trung Quốc - Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Biden vẫn tiếp tục lộ trình bắt đầu dưới thời Trump và nhấn mạnh Trung Quốc phải tuân thủ thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” được ký kết vào tháng 1 năm 2020.
Thỏa thuận này quy định Trung Quốc cần tăng mua các sản phẩm Mỹ thêm 200 tỷ USD trong 2 năm. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm bị giới hạn chủ yếu là nông sản và hàng hóa, giá cả rất dễ thayđổi. Đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, đã làm gia tăng sự biến động trên thị trường hàng hóa, cũng như làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Trung Quốc tuyên bố nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tối đa, bất chấp trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, theo Viện Kinh tế Thế giới Pitterson, thỏa thuận mới chỉ hoàn thành được 57%.
Tổng thống Mỹ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Biden nêu cách đánh bại Trung Quốc trong cạnh tranh kinh tế

Phải làm gì tiếp theo?

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hai bên sẽ làm gì tiếp theo. Các đòn bẩy cũ để gây áp lực lên Bắc Kinh không tác dụng. Hóa ra người tiêu dùng Mỹ là những người đầu tiên phải hứng chịu cuộc chiến thương mại và công nghệ. Xét cho cùng, một nửa số hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ là bán thành phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa là mức thuế cao làm giá thành hàng hóa cao hơn đối với người Mỹ, làm tăng tốc độ lạm phát, vốn đã trở thành một trong những vấn đề kinh tế xã hội chính của Hoa Kỳ, và có nghĩa là cuộc chiến thuế quan leo thang là một lựa chọn không thể chấp nhận được. Các biện pháp gây áp lực khác, được đánh giá là thiếu chi tiết cụ thể trong báo cáo hiện tại của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa nêu ra.
Giờ đây, cùng với các biện pháp hạn chế Trung Quốc, các chế tài trừng phạt cũng đã được áp dụng đối với Nga, Mỹ sẽ buộc phải tiến hành một cuộc chiến thương mại và công nghệ trên 2 mặt trận. Nhưng điều quan trọng phải hiểu đây là con dao 2 lưỡi, Chen Fengying, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại của Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik. Theo bà, trong chuỗi cung ứng toàn cầu hóa, sự cô lập về công nghệ sẽ ngăn cản Hoa Kỳ duy trì vị thế cạnh tranh.
Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nềđối với các tổ chức tài chính và công ty của Nga, hạn chế khả năng huy động vốn tại các thị trường phương Tây và thực hiện thanh toán bằng đô la và tiếp cận công nghệ Mỹ. Nhưng bằng cách này, Mỹ đang thuyết phục để Nga và Trung Quốc cần phải tăng cường hợp tác kinh tế và công nghệ. Xuất khẩu năng lượng vẫn là nguồn thu nhập chính của ngân sách Nga. Và ở đây có cơ hội tốt để đa dạng hóa việc cung cấp theo hướng Trung Quốc.
Cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Hoa Kỳ mở rộng "sáng kiến Trung Quốc"?
Nga đã là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Trung Quốc và là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ ba. Kim ngạch thương mại của 2 nước trong năm qua tăng 35,9% lên 146,9 tỷ USD, và mục tiêu đến năm 2024 là đưa lên 250 tỷ USD. Nga đã tiến hành cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt «Sức mạnh Siberia», sẽ đạt công suất thiết kế vào năm 2025 - lên tới 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Đã bắt đầu công việc thiết kế đường ống dẫn khí đốt thứ hai «Sức mạnh Siberia 2» chạy qua Mông Cổ. Công suất sẽ là 50 tỷ mét khối khí đốt. Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh vào tháng 2, các hợp đồng đã được ký kết về cung cấp khí đốt trên tuyến đường được gọi là "tuyến Viễn Đông" với giá trị 10 tỷ mét khối mỗi năm. Việc cung cấp các sản phẩm công nông nghiệp Nga đang phát triển. Nói cách khác, tác động thương mại tiêu cực của các lệnh trừng phạt sẽ được giảm bớt khi mở rộng nguồn cung sang thị trường Trung Quốc.
Về mặt công nghệ, tình hình phức tạp hơn. Hoa Kỳ cấm cung cấp hàng hóa công nghệ cao cho Nga, bao gồm cả chip điện tử. Nga phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là TSMC của Đài Loan, để sản xuất chip do các công ty Nga thiết kế. Nhiều công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, cũng gặp phải vấnđề tương tự. Hiện tại, Trung Quốc hoàn toàn thiếu các công nghệ chế tạo sẵn có thể thay thế các công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, khiđối mặt với một vấnđề chung, Nga và Trung Quốc có thể hợp lực để phát triển các giải pháp công nghệ của riêng mình nhằm mang lại chủ quyền cho cả2 nước trong các công nghệ cơ bản.
Dođó, các hạn chế của Mỹ sẽ có tác động khá hạn chếđến sự phát triển của quan hệ kinh tế và thương mại Nga- Trung, chuyên gia Chen Fengying tin tưởng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho biết hôm thứ Tư rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mua khí đốt của Nga và duy trì quan hệ thương mại cùng có lợi với Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Và người đứng đầu Ủy ban điều tiết ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, Guo Shuqing, tái khẳng định quan điểm kiên định của Trung Quốc, đó là không chấp thuận các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là những biện pháp đơn phương được khởi xướng, vì chúng không hiệu quả và không có cơ sở pháp lý.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Tại sao Ngoại trưởng Trung Quốc không thích «Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương» mới của Biden
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала